Tháng Ba 27, 2019

Nhằm kịp thời nắm bắt thông tin, đánh giá kết quả thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và tình hình triển khai thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luât năm 2019 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện góp phần phát hiện những vấn đề còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn để kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả, qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành Kế hoạch số 942/KH-UBND ngày 18/3/2019 về kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở và khảo sát triển khai thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, thị trấn năm 2019 với các nội dung cụ thể như sau:

1. Thời gian kiểm tra, khảo sát

- Thời gian báo cáo phục vụ kiểm tra, khảo sát:

+ Công tác Hòa giải cơ sở: tính từ ngày 01/7/2018 đến 30/3/2019.

+ Công tác chuẩn tiếp cận pháp luật: tính từ ngày 05/01/2019 đến 30/3/2019.z

- Thời gian tổ chức kiểm tra, khảo sát: đự kiến từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 4 năm 2019.

2. Nội dung kiểm tra, khảo sát

2.1. Đối với công tác hòa giải ở cơ sở

- Công tác ban hành văn bản, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác Hòa giải cơ sở.

- Việc tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này.

- Công tác thực hiện củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên và tổ chức thi hòa giải viên giỏi tại địa phương.

- Công tác biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở.

- Tình hình hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương.

- Tình hình và kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, việc ghi chép sổ theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở của tổ hòa giải.

- Việc tham gia thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên xã, thị trấn theo quy định của pháp luật và các chương trình phối hợp công tác có liên quan.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, hạn chế còn tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ và đề xuất, kiến nghị.

2.2. Đối với công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

- Công tác khắc phục hạn chế, tồn tại trong xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

- Tình hình triển khai thực hiện 25 chỉ tiêu của 05 tiêu chí tiếp cận pháp luật thep quy định tại Quyết định số 619/QĐ-TTg đặc biệt chú ý các chỉ tiêu thuộc tiêu chí 2.

- Việc phân công công chức thực hiện, theo dõi các tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

3. Hình thức kiểm tra, khảo sát: Đoàn kiểm tra, khảo sát làm việc trực tiếp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

4. Thành phần và tiến độ gửi hồ sơ phục vụ kiểm tra, khảo sát gồm:

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật phục vụ công tác kiểm tra (theo mẫu đính kèm) gửi cho tất cả các thành viên đoàn kiểm tra chậm nhất 05 ngày trước khi kiểm tra.

- Các loại tài liệu liên quan để chứng minh cho nội dung trong báo cáo kết quả phục vụ công tác kiểm tra gửi theo yêu cầu của từng thành viên đoàn kiểm tra tại buổi kiểm tra, khảo sát.

5. Phương pháp kiểm tra, khảo sát

Đoàn kiểm tra nghe đơn vị được kiểm tra, khảo sát báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương và đối chiếu với các văn bản chỉ đạo và tình hình thực tế tại buổi kiểm tra, khảo sát để rút ra ưu, khuyết điểm, thiếu sót, vi phạm (nếu có). Nội dung buổi kiểm tra, khảo sát được lập thành biên bản và có xác nhận của đơn vị được kiểm tra, khảo sát. Các nội dung chưa thống nhất, đơn vị được kiểm tra, khảo sát có trách nhiệm giải trình bằng văn bản chậm nhất 03 ngày kể từ ngày kiểm tra, khảo sát. Sau khi kết thúc kiểm tra, khảo sát đoàn kiểm tra báo cáo bằng văn bản và gửi về Ủy ban nhân dân huyện.

Tháng Mười Một 24, 2021

Nhằm để tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, đặc biệt, trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức, tuyên truyền viên, hòa giải viên tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở sở cũng như tuyên truyền, phổ biến một số quy định liên quan đến tổ chức hoạt động Thừa phát lại và quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt…đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay.

Từ ngày 02/11 đến 10/11/2021, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ đã tổ chức 07 buổi tuyên truyền, phổ biến và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho 381 cán bộ, công chức, tuyên truyền viên, hòa giải viên tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham dự với sự hướng dẫn của Ông Võ Văn Rong - chuyên viên Phòng Tư pháp – Báo cáo viên pháp luật huyện. Qua đó, đã góp phần giúp các đối tượng tham gia tuyên truyền nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đưa pháp luật đến gần với nhân dân./.

September 22, 2022

Sáng ngày 22 tháng 9 năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn triển khai Luật Biên phòng Việt Nam và Nghị định số 106/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Biên phòng Việt Nam cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn và 94 đồng chí là cán bộ, công chức xã, Công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã, Trạm biên phòng Lý Nhơn và lực lượng tuyên truyền viên, hòa giải viên ở cơ sở. Đến dự và triển khai Luật Biên phòng Việt Nam và văn bản hướng dẫn thi hành có đồng chí thượng tá Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ đội Biên phòng Thành phố.

 

Tháng Mười Hai 27, 2023

Sáng ngày 26/12/2023, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã tổ chức Hội nghị triển khai, phổ biến Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp bạo lực gia đình. Tham dự có đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện; cùng các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện; cán bộ, công chức, viên chức của các phòng, ban chuyên môn, cộng tác viên, tình nguyện viên huyện; Ban Chỉ đạo công tác gia đình, đại diện Ban nhân dân ấp, khu phố các xã, thị trấn; đại diện các trường học trên địa bàn huyện. Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện đề nghị: “Hội nghị tập trung nghiên cứu, tích cực trao đổi, chia sẻ những vấn đề thực tiễn về công tác phòng, chống bạo lực gia đình để cùng chung tay giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, tiến tới xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình”.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe Thạc sỹ - Luật sư Đỗ Đăng Khoa, Hội Luật sư Thành phố, báo cáo viên pháp luật Thành phố báo cáo phổ biến Luật phòng, chống bạo lực năm 2022 (có hiệu lực 01/7/2023); tập huấn quy trình phối hợp, hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Thông qua Hội nghị, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, kỹ năng thu thập thông tin, quy trình hỗ trợ, can thiệp, xử lý và áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, bồi dưỡng năng lực quản lý nhà nước về công tác gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác gia đình, thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện và các xã, thị trấn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời và sâu rộng các quy định liên quan đến công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình đến người dân và các cá nhân trực tiếp thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, góp phần xây dựng xã hội có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Tháng Tám 30, 2018

Nhằm để nâng cao hiệu quả công tác Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ đã tổ chức 07 buổi tập huấn bồi dưỡng, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tại xã, thị trấn thu hút hơn 430 người tham gia. Qua buổi tập huấn, các lực lượng tham dự đã được báo cáo viên hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ và những thông tin cần thiết liên quan trực tiếp đến công tác hòa giải cơ sở cũng như các giả định, tình huống thực tế thường gặp trong đời sống. Qua đó đã góp phần giúp các đối tượng nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác hòa giải cơ sở trong quá trình thực hiện hòa giải và tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn.

Tháng Bảy 11, 2023

Nhằm trang bị kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ hội phụ nữ có nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và phát huy vai trò của hội phụ nữ cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thủ tục thành lập tổ chức quản lý, phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, góp phần phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn huyện. 

Ngày 06/7/2023 UBND xã Bính Khành, huyện Cần giờ phối hợp cùng Hội LHPN xã Bình Khánh tổ chức 01 buổi tuyên truyền Luật Hợp tác xã và các văn bản liên quan đến hội viên hội phụ nữ xã, với sự tham dự của 50 hội viên. Qua buồi tuyên truyền, hội viên đã trao đổi về cách thức thành lập hợp tác xã, quyền lợi và nghĩa vụ của hợp tác xã.

Tháng Mười 26, 2020

Nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và đưa pháp luật đến gần với Nhân dân đặc biệt là các vấn đề về lợi ích của người tiêu dùng và các tác hại của rượu, bia. Ngày 22 và 23 tháng 10 năm 2020, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện phối hợp Bộ đội Biên phòng Thành phố tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người dân xã Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và Thị trấn Cần Thạnh thu hút trên hơn 500 lượt tham gia.

Tại buổi tuyên truyền, lực lương tham dự buổi tuyên truyền đã được báo cáo viên thành phố giới thiệu các quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng như các giả định, tình huống thực tế qua đó đã góp phần giúp người dân nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về các quy định để thực hiện và tham gia tuyên truyền đến người thân và xã hội.

Tháng Mười Một 22, 2019

Sáng ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí Thư khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hánh pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện Cần Giờ. Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Tính – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy đã phát biểu chỉ đạo đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy; Luật phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản khác có liên quan, xem đây là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và là một trong nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân. Nhằm để nâng cao trách nhiệm của Bí thư, người đứng đầu tổ chức cơ quan, đơn vị và trách nhiệm tham mưu của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của huyện trong chỉ đạo triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp củng cố, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và người tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của huyện. Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở cơ sở, đối tượng đặc thù, đối tượng yếu thế trong xã hội; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, địa bàn có tỷ lệ vi phạm pháp luật, nguy cơ vi phạm pháp luật cao; trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần lựa chọn nội dung phù hợp từng giai đoạn, xác với thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện, hình thức phù hợp cho từng đối tượng cụ thể tham dự buổi tuyên truyền, đồng thời chọn địa điểm, thời gian thích hợp để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện đã khen thưởng cho 13 tập thể và 13 cá nhận đã có thành tích xuất sắc về thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện Cần Giờ./.

Tháng Năm 2, 2022

Sáng ngày 29/4/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ tổ chức toạ đàm "Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn Tổ tư vấn cộng đồng và hòa giải viên cơ sở" với sự tham dự của 45 người. 

 Tại hội nghị có hơn 10 ý kiến từ các chị là thành viên Tổ tư vấn cộng đồng và hoà giải viên tại các cơ sở Hội và  khu phố,  ấp trên địa bàn huyện Cần Giờ về quá trình thực hiện tư vấn pháp luật và giải quyết các mâu thuẩn, tranh chấp lĩnh vực đất đai, chính sách chăm lo hộ nghèo, hộ cận nghèo, hôn nhân gia đình... cũng như chia sẽ kinh nghiệm, khó khăn trong quá trình thực hiện tư vấn và hoà giải tại cơ sở.

Qua buổi toạ đàm  đã giúp các đại biểu nâng cao hiểu biết về kỹ năng, nghiệp vụ và các kiến thức pháp luật cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả công  tác tư vấn pháp luật cũng như  công tác hoà giải ở cơ sở trong thời gian tới trên địa bàn huyện Cần Giờ.

​​​​

Tháng Mười Một 29, 2019

Sáng ngày 28 tháng 11 năm 2019, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về biên giới biển, đảo và BĐBP với sự tham gia của 4 đội đến từ các xã, thị trấn khu vực biên giới biển của huyện Cần Giờ nhằm trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản về biển, đảo cho quần chúng nhân dân địa bàn biên giới biển của thành phố, cán bộ, chiến sỹ tuyến Biên phòng Cần Giờ. Qua đó, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, giúp cho người dân khu vực biên giới biển nắm, hiểu, chấp hành và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ công dân và những vấn đề pháp luật quy định. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển, đảo cho quần chúng nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn thành phố, vận động quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, góp sức cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển của thành phố.

anh-1-thi-hieu-biet-phap-luat

Hội thi được diễn ra với 3 phần thi về các vấn đề pháp luật liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của BĐBP trong xử lý các vụ việc vi phạm quy chế khu vực biên giới biển; các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới biển quy định trong các văn bản pháp luật và một số văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành năm 2019.

Sau một ngày tranh tài sôi nổi, đội thi của thị trấn Cần Thạnh đã xuất sắc giành giải Nhất, đội thi của xã Long Hòa đoạt giải Nhì, đội thi xã Lý Nhơn giành giải Ba và đội thi xã Thạnh An đoạt giải Khuyến khích.

anh-3-trao-thuong

Tháng Năm 12, 2022


Ngày 12/5, UBND xã Bình Khánh huyện Cần Giờ tổ chức tuyên truyền Luật bình đẳng giới và Luật trẻ em cho lực lượng cộng tác viên dân số, tổ trưởng tổ nhân dân trên địa bàn xã.

Lớp tập huấn đã truyền đạt các nội dung nhận thức cơ bản về bình đẳng giới, bạo lực gia đình; các hành vi bạo lực gia đình; xâm hại phụ nữ, trẻ em; nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình; xâm hại phụ nữ, trẻ em; cách nhận biết người gây bạo lực gia đình, nạn nhân của bạo lực gia đình; giới thiệu nội dung cơ bản của Luật bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; một số kỹ năng phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em...

Thông qua lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng, trang bị các kiến thức và một số kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức đối với cán bộ cấp cơ sở trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Luật Bình đẳng giới và Luật trẻ em.

Tháng Tư 17, 2023

Ngày 13/4/2023, Ủy ban nhân dân xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ tổ chức ngày văn hóa dân tộc với 55 địa biểu tham dự: gồm Thường trực Đảng ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân, Truởng các Hội, Đoàn thể và người dân trên địa bàn xã Bình khánh.  

Tại ngày văn hóa dân tộc, Tuyên truyền viên pháp luật xã Bình Khánh kết hợp tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và Luật Hôn nhân và gia đình. Đồng thời lồng ghép một số câu hỏi tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan. Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thực chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn.

 

Tháng Tư 18, 2019

Trên cơ sở nội dung Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện, chiều ngày 18 tháng 4 năm 2019, Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện – Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì tiến hành kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở và khảo sát triển khai thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Long Hòa cùng với sự tham dự của Ông Nguyễn Văn Vũ – Phó Giám đốc Sở Tư pháp và Bà Trần Việt Thái – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp.

Qua kiểm tra, khảo sát, Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm thay mặt Đoàn kiểm tra đánh giá cao công tác quan tâm, lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Long Hòa trong việc triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua, cũng như, đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế năm 2018 và thực hiện trong năm 2019 để xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, Đoàn kiểm tra cũng đề nghị Ủy ban nhân dân xã cần tiếp tục tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân; cũng cố rà soát kiện toàn các tổ hòa giải đặc biệt chú ý vận động đội ngũ cán bộ, công chức nghĩ hưu tham gia vào các Tổ hòa giải ở cơ sở; tiếp tục triển khai thực hiện lấy phiếu đánh giá hài lòng của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường quản lý việc thực hiện và chấp hành quy ước cộng đồng dân cư dưới sự tham gia giám sát của Ban công tác Mặt trận và các tổ hòa giải nhằm hạn chế các vụ/việc vi phạm pháp luật phát sinh.

Tháng Mười Hai 8, 2021

Nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong quá trình thực hiện các quy định liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện. Sáng nay, ngày 08 tháng 12 năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã tổ chức lớp tập huấn tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Cần Giờ cho gần 60 đại biểu là cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa hàn huyện với sự hướng dẫn của Bà Nguyễn Thị Kim Liên – Trưởng phòng Công tác thi hành pháp luật và quản lý, xử lý vi phạm hành chính Sở Tư pháp - Báo cáo viên pháp luật thành phố.

 

September 29, 2022

Sáng ngày 29/9/2022, Phòng Quản lý đô thị huyện Cần Giờ phối hợp Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông tổ chức tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2022 tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông với 30 lượt người tham dự.

Đến dự và triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2022 có ông Phạm Văn Giang - Văn phòng Thường trực Ban Chi huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố. Sau buổi tuyên truyền người dân đã được trang bị thêm nhiều kiến thức pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai. Đặc biệt là được giải đáp các khó khăn, vướng mắc về các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người dân trên địa bàn xã.

Tháng Một 6, 2024

 Chiều ngày 05/01, đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (HĐPHPBGDPL) huyện đã chủ trì buổi làm việc với các thành viên HĐPHPBGDPL huyện lần thứ I/2024.

 Buổi họp đã thông qua các nội dung kế hoạch trong năm 2024 của Hội đồng gồm: công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện; công tác kiểm tra và đánh giá hiệu quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân công hoạt động của thành viên HĐPHPBGDPL huyện.

Các nội dung, nhiệm vụ được đề ra trong năm 2024 nhằm tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường và phát huy vai trò của chính quyền và các đơn vị cơ sở trong PBGDPL, gắn kết chặt chẽ giữa trách nhiệm công vụ, nghề nghiệp, nghĩa vụ học tập pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân, thông qua hoạt động thực thi công vụ, thi hành pháp luật kết hợp PBGDPL cho nhân dân; gắn việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân với tuyên truyền, giáo dục đạo đức, phẩm chất công dân; nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật trong xã hội.

Bên cạnh đó, trong năm 2024, các cơ quan, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các mô hình, nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý mà còn phải cung cấp đầy đủ kiến thức pháp luật cơ bản, thiết thực, giúp người dân, doanh nghiệp có thể áp dụng, vận dụng trong thực tiễn đời sống; các nội dung cần được chọn lọc phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động chuyển đổi số trong PBGDPL, đảm bảo quyền và các điều kiện tiếp cận rộng rãi thông tin (trong đó có thông tin pháp luật) của công dân, doanh nghiệp và bảo vệ các quyền tự do cơ bản, phù hợp với luật pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; góp phần thực hiện có hiệu quả các quy định dân chủ ở cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị chú trọng đẩy mạnh vận động xã hội hóa công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật...
Song song đó, việc tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá hiệu quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ đánh giá chính xác, khách quan tình hình thực hiện và kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024 tại cơ quan, đơn vị. Qua đó, trao đổi kinh nghiệm, phát hiện những biện pháp, cách làm hay trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị để nhân rộng điển hình trên địa bàn huyện và kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc; đề xuất các giải pháp tháo gỡ, điều chỉnh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới…

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng HĐPHPBGDPL huyện yêu cầu các đơn vị thành viên đẩy mạnh việc triển khai, tuyên truyền các Luật mới có hiệu lực trong năm 2023, 2024, đặc biệt là các Luật liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường PBGDPL cho các đối tượng đặc thù, các đối tượng thuộc nhóm yếu thế; triển khai thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đảm bảo theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi thông tin giữa các thành viên; tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực quan, sinh động và sâu rộng đến từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân góp phần đưa pháp luật đến gần với nhân dân…

September 5, 2018

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cả giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các Kế hoạch của Thành phố và huyện các năm tiếp theo, Ngày 04 tháng 9 năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện các nội dung như:

1.Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai các nội dung Kế hoạch số 3085/KH-UBND của Ủy ban nhân dân huyện phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đảm bảo kinh phí thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch.

2. Chủ động xây dựng và ban hành văn bản triển khai Kế hoạch số 3085/KH-UBND giai đoạn 2018 – 2021 và năm 2018 trong ngành, trong hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở đoàn, hội (hoặc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch PBGDPL năm 2018 đã ban hành từ đầu năm cho phù hợp với Kế hoạch 3085/KH-UBND) trước ngày 05/9/2018; dự toán kinh phí ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm giai đoạn 2019-2021 cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện bố trí theo quy định và hướng dẫn của Phòng Tài chính – Kế hoạch.

3. Trên cơ sở kế hoạch triển khai thực hiện các kế hoạch, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021, đề nghị các đơn vị thực hiện các nội dung sau:

a) Các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện được giao chủ trì thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn gửi Phòng Tư pháp có ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành. Trên cơ sở ý kiến của Phòng Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện bố trí kinh phí thực hiện theo quy định. 

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, tổ chức cuộc họp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Hội Luật gia huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật, đánh giá kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2013-2016; trên cơ sở ý kiến các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể dự họp, phối hợp với Phòng Tư pháp tham mưu tư vấn cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2018 -2021. Việc thực hiện Đề án xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 -2021 phải đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, việc huy động, sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho Đề án phải thể hiện rõ hiệu quả xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật, giảm chi ngân sách; kết quả thực hiện phải có ý nghĩa trong việc hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng cơ chế ưu đãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

c) Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân huyện về việc thành lập Ban Chỉ đạo chung thực hiện các Kế hoạch, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021 (không thành lập Ban Chỉ đạo riêng) đề xuất Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện ra quyết định thành lập Ban Điều hành thực hiện các Kế hoạch/Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Ủy ban nêu tại Kế hoạch 3085/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018; kèm dự thảo quy chế phối hợp (chung) của các thành viên trong Ban Điều hành để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện các Đề án. Trong trường hợp đã tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, Ban điều hành các kế hoạch, thực hiện Đề án trước tháng 8/2018 liên quan đến thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đề nghị cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể thực hiện rà soát và nhanh chóng thực hiện thủ tục giải thể và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Tư pháp) trước ngày 25/8/2018.

4. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 – 2018” trong năm 2018. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2021.

5. Phòng Tư pháp tiến hành rà soát phối hợp với Phòng Nội vụ điều chỉnh, bổ sung kiện toàn tổ chức và Quy chế Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện theo hướng bổ sung các quy định về trách nhiệm chung và trách nhiệm cụ thể của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Cơ quan thường trực và từng thành viên theo tinh thần đổi mới của Kế hoạch 3085/KH-UBND.

6. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ mới nêu trên, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và các nhiệm vụ có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật khác được Ủy ban nhân dân huyện phân công, trong đó, cần chú trọng các nội dung sau:

a) Phát động hưởng ứng phong trào thi đua theo Kế hoạch số 7207/KH-UBND ngày 31/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức và phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 09/11/2013 – 09/11/2023 trên địa bàn huyện đến từng tập thể, cá nhân tại cơ quan, đơn vị, địa phương; đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm và đến năm 2023, trước mắt là xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Tiếp tục phổ biến sâu rộng và theo chuyên đề Hiến pháp năm 2013; tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2018, có hiệu lực năm 2018, 2019; các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2018; các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: quy hoạch, đất đai, xây dựng, nhà ở; lao động, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội; y tế; thuế; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; xử lý vi phạm hành chính; hình sự; an toàn giao thông; quy chế dân chủ ở cơ sở; khiếu nại; tố cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống mua bán người; phòng, chống mại dâm, ma túy; hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; luật trẻ em; phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; quốc phòng – an ninh; nghĩa vụ quân sự... và các nội dung phát sinh đột xuất từ tình hình thực tế (nếu có) liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức nhà nước, về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cấp và duy trì có hiệu quả mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện; đăng tải thông tin pháp luật thuộc lĩnh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý; công khai, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước do cơ quan, đơn vị, địa phương mình ban hành hoặc soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

e) Việc tổ chức thực hiện việc sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 phải gắn với kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 3085/KH-UBND nêu tại Công văn này.

7. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng cuối năm 2018:

a) Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện được bố trí trong dự toán chi từ ngân sách huyện năm 2018.

b) Từ nguồn kinh phí thường xuyên cấp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở , xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp (nếu có).

d) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể căn cứ theo quy định tại các văn bản ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó.

 

Tháng Bảy 12, 2023

Sáng ngày 06/7/2023, Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ tổ chức buổi tuyên truyền Luật Hôn nhân gia đình và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình,… với hơn 60 đại biểu là cán bộ, hội viên và người dân trên địa bàn xã tham dự. Đến dự và tuyên truyền có ông Võ Văn Rong - Chủ tịch Hội Luật gia huyệntuyên truyền một số quy định Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Sau buổi tuyên truyền, các đại biểu đã được trang bị thêm nhiều kiến thức pháp luật đặc biệt là giải đáp các khó khăn, vướng mắc về các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người dân trên địa bàn xã.

Tháng Mười Một 13, 2020

Sáng ngày 12/11/2020, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thực tiện giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn huyện”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân, UV.BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục, pháp luật huyện; đồng chí Nguyễn Triều Lưu, Trưởng phòng Hộ tịch, Quốc tịch Sở Tư pháp Thành phố.

Trên cơ sở quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn cấp có thẩm quyền, tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Hộ tịch trên địa bàn huyện trong thời gian qua luôn được thực hiện đảm bảo đúng trình tự và thủ tục theo quy định. Kết quả tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tính từ ngày 01/01/2020 đến 31/10/2020, tại các xã, thị trấn đã tiếp nhận và giải quyết: 3.472 hồ sơ hộ tịch; Phòng Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết 585 hồ sơ hộ tịch. Riêng, đối với tiếp nhận và giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại Phòng Tư pháp là 289 trường hợp, tại xã, thị trấn 730 trường hợp. Kết quả giải quyết đúng hạn 100%. Tại buổi tọa đàm, các thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục, pháp luật huyện và các cơ quan, đơn vị liên đã thảo luận các nội dung liên quan đến việc đăng ký khai sinh cho người lớn tuổi, đăng ký khai sinh cho trẻ, xác nhận tình trạng hôn nhân. Buổi tọa đàm cũng thông tin thêm về các quy định pháp luật về khai sinh và xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định theo Luật Hộ tịch đặc biệt là Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch.

Tháng Ba 13, 2020

Sáng nay ngày 13/3/2020, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện năm 2020, tham dự Hội nghị có 147 cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Bà Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng phòng Công tác thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính Sở Tư pháp - Báo cáo viên pháp luật tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xử lý vi phạm hành chính và phổ biến một số nội dung của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Qua Hội nghị, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính nắm bắt được các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan góp phần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tháng Năm 16, 2022

Sáng ngày 13/5/2022 tại Nhà Văn hóa Lao động huyện Cần Giờ, Liên đoàn lao động Huyện - Thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện tổ chức Hội thi tìm hiểu Công tác An toàn Vệ sinh Lao động trong Công nhân, Viên chức, Lao động huyện Cần Giờ, nhằm thực hiện hiệu quả Tháng Công nhân lần thứ 14 năm 2022 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.

Tham dự khai mạc Hội thi có đồng chí Phan Thành Pháp – Chủ tịch Liên đoàn Lao động Huyện; Cùng các đồng chí là Cán bộ công đoàn cơ sở trực thuộc và 28 thí sinh tham gia Hội thi. Tại buổi lễ đồng chí Phan Thành Pháp – Chủ tịch Liên đoàn Lao động Huyện đã phát biểu khai mạc Hội thi. Ban Tổ chức phổ biến thể lệ và bắt đầu làm bài thi viết, thời gian 120 phút với ba nội dung thi gồm: Thi 20 câu hỏi trắc nhiệm, Thi giải quyết các tình huống và Thi hiến kế của Tổ chức Công đoàn về công tác An toàn Vệ sinh Lao động. Dự kiến Ban Tổ chức Hội thi sẽ tổ chức trao 10 giải thưởng cho các thí thi đạt điểm số cao. Được biết đây là một trong các hoạt động nằm trong nội dung hoạt động của Liên đoàn Lao động huyện để hưởng ứng Tháng Công nhân lần thứ 14 năm 2022. Hội thi cũng là dịp giúp cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn huyện nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao kiến thức pháp luật và các nội dung về công tác An toàn Vệ sinh Lao động nhằm giảm thiểu bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của mình hiện tại và tương lai.

Tháng Tư 17, 2023

Sáng ngày 14/4/2023 tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý thành phố và Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý đợt 1 năm 2023 cho người dân trên địa bàn xã An Thới Đông, với sự tham dự của ông Trần Minh Huệ - Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hồ Chí Minh, bà Lê Thị Kim Hiền - Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện và hơn 51 đại biểu là cán bộ, công chức, tuyên truyền viên, hoà giải viên, tổ nhân dân các ấp và người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý cùng tham dự.

Theo đó, các đại biểu đã nghe bà Lê Thị Kim Hiền, tuyên truyền một số quy định của pháp luật liên quan đến các lĩnh vực thuộc Phòng Tư pháp phụ trách như: Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở, Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Ngoài ra, có 05 đại biểu tham dự còn được các luật sư và trợ giúp viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý thành phố tư vấn pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, dân sự, ...

Sau buổi tuyên truyền và trợ giúp pháp lý, các đại biểu đã được trang bị thêm nhiều kiến thức pháp luật đặc biệt là giải đáp các khó khăn, vướng mắc về các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người dân trên địa bàn xã.

Tháng Tư 19, 2019

Căn cứ Kế hoạch số 337/KH-BCĐ ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 – 2021”  trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019; Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành Kế hoạch số 1454/KH-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2019 về tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới biển” giai đoạn 2017 – 2021 trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2019 với các nội dung như sau:

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

- Phạm vi: kế hoạch được triển khai tại xã Thạnh An, Long Hòa, Lý Nhơn và thị trấn Cần Thạnh.

- Đối tượng: tất cả cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, dân quân tự vệ và cán bộ, công chức, nhân dân tại xã, thị trấn có biên phòng.

2. Nội dung thực hiện:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 và các văn bản liên quan trực tiếp tình hình an ninh trật tự nông thôn; đời sống nhân dân khu vực biên giới biển, các quy định của pháp luật trong quá trình hành nghề trên biển…cho cán bộ, chiến sỹ các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Ban chỉ huy quân sự, công an; cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn 04 xã, thị trấn.

- Biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật để tuyên truyền trên hệ thống tuyền thanh địa phương.

- Rà soát, củng cố hoạt động các câu lạc bộ tư vấn pháp luật các xã, thị trấn địa bàn Biên phòng nhằm tăng cường công tác tư vấn pháp luật cho quần chúng nhân dân trên địa bàn đảm bảo đúng quy định của pháp luật; đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân.

- Tiếp tục thực hiện Ngày Pháp luật hàng tháng tại cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch số 5576/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện.

- Tổ chức sơ, tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm để đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án và đề ra phương hướng thực hiện cho năm tiếp theo.

Tháng Mười Hai 18, 2021

Thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về huy động nhân lực, tàu thuyền tham gia huấn luyện, diễn tập; đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển, đảo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 17/12/2021, UBND huyện Cần Giờ phối hợp Ban Chỉ đạo Biển Đông – Hải Đảo Thành phố tổ chức lớp tập huấn và huấn luyện cán bộ, dân quân và ngư dân sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền các vùng biển đảo của Tổ quốc năm 2021.

Tới dự và chỉ đạo có Đồng chí Đại tá Lê Xuân Thế - Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thành phố - Phó Trưởng ban chỉ đạo Biển Đông - Hải đảo - Trưởng ban. Tham dự có Đ/c Thượng tá Nguyễn Văn Thắng - Phó Tham mưu trưởng kiêm TBTH Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố, Đ/c Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ , Đ/c Trung tá Võ Chí Tâm - Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Cần Giờ.

Thông qua lớp huấn luyện, tập huấn nhằm tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền Quốc phòng toàn dân trên biển:

- Vị trí, vai trò của Biển Đông và biển, đảo Việt Nam; tình hình phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.

- Một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam, Luật Cảnh sát biển, Luật dân quân tự vệ.

- Thông tư số 153/2016/TT-BQP ngày 30/9/2016 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 30, 130, Thông tư số 05/TT-BQP ngày 15/01/2016 của Bộ Quốc phòng về quy định tiêu chuẩn chức danh thuyền viên, chế độ trách nhiệm thuyền trưởng, máy trưởng; định biên thuyền viên tàu thuyền, phương tiện thủy làm nhiệm vụ.

- Một số nội dung về thông báo bão, áp thấp nhiệt đới gần bờ và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

- Quan sát phát hiện, nhận dạng, xác định vị trí tàu, thuyền lạ và cách thông báo, báo cáo. Cách xử lý một số tình huống trên biển.

- Tổ chức thông tin liên lạc.

- Kỹ thuật chuyên ngành

- Một số nội dung chuyên môn, 

...

Tháng Mười 4, 2022

Sáng ngày 03/10/2022, Công an huyện Cần Giờ phối hợp với Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình thực hiện, tuyên truyền Đề án 06, định danh điện tử trên địa bàn xã tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông với hơn 80 lượt người tham gia.

Đến dự và triển khai hướng dẫn quy trình thực hiện, tuyên truyền Đề án 06, định danh điện tử Ông Triệu Hồng Đức - Thiếu tá - Đội trưởng Đội cảnh sát quản lý hành chính trật tự xã hội; Ông Dương Thanh Tài - Thiếu tá - Phó đội trưởng Đội cảnh sát giao thông đã hướng dẫn quy trình thực hiện, tuyên truyền Đề án 06, định danh điện tử. Qua buổi tuyên truyền người dân còn được giải đáp các khó khăn, vướng mắc về các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người dân trên địa bàn xã.

 

Tháng Một 6, 2024

Chiều 5/1/2024, Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ đã xem xét, thẩm định mô hình phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả của xã An Thới Đông và Bình Khánh để đề xuất khen thưởng và giới thiệu nhân rộng trên cơ sở trên địa bàn huyện. Đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐPHPBGDPL huyện đã đến dự.

Theo đó, UBND xã Bình Khánh và An Thới Đông cùng thực hiện 2 mô hình: Thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt Tổ nhân dân và Huy động Trưởng ấp tham gia hoạt động hòa giải.

Tại xã An Thới Đông, thí điểm tại ấp An Hòa vào tháng 3/2023 và nhân rộng trên toàn địa bàn xã từ tháng 10/2023. Theo ghi nhận, hiệu quả của 2 mô hình đã tập trung các nội dung tuyên truyền ngắn gọn có liên quan thiết thực với quyền lợi, nghĩa vụ của người dân được thực hiện dưới dạng giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành, cấp phát tờ gấp... giúp cho người dân dễ hiểu, dễ nhớ các quy định của pháp luật, nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật và vận dụng quy định pháp luật vào thực tiễn. Bên cạnh đó, triển khai mô hình cũng góp phần huy động được các nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã.

Tại xã Bình Khánh, thí điểm tại ấp Bình Trường từ tháng 4/2023, từ tháng 10/2023 nhân rộng trên toàn địa bàn xã. UBND xã thường xuyên tổ chức cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho các thành viên đặc biệt là trưởng ban nhân dân các ấp; đồng thời, thường xuyên trao đổi, giao ban với các trưởng ban nhân dân ấp về tình hình an ninh trật tự xã hội trong nhân dân, hỗ trợ thêm về pháp lý cho các trưởng ấp để làm cơ sở hòa giải, đối với những vụ việc phức tạp hỗ trợ liên hệ với phòng ban chuyên môn tham khảo ý kiến hỗ trợ cho công tác hòa giải…

Qua các mô hình, đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền địa phương và cho biết sẽ tổ chức khen thưởng để nhân rộng đến các xã, thị trấn cùng tham gia thực hiện.

Qua xem xét 2 mô hình của 2 xã An Thới Đông và Bình Khánh, thành viên Thường trực Hội đồng đã thống nhất về tính hiệu quả và sẽ giới thiệu, nhân rộng trên toàn địa bàn huyện trong năm 2024.

 

September 5, 2018

          Để thực hiện có hiệu quả Quy định về xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 07/2017/TT-BTP quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020; ngày 23 tháng 8 năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành văn bản triển khai, chỉ đạo các đơn vị thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ như:
         - Thực hiện rà soát việc ban hành văn bản hướng dẫn đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí được phân công phụ trách.
         - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật được phân công phụ trách theo Thông báo số 124/TP-HĐĐG của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật về phân công phụ trách theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Cần Giờ và các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế năm 2017 của cán bộ, công chức được phân công theo dõi, tham mưu nhiệm vụ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp tại địa phương, đơn vị.
         - Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, rà soát, thẩm định kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã bảo đảm việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đúng quy định và tiến độ của Quyết định số 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2017/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; chú trọng gắn các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật với trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị nhất là trong bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật và hoạt động của câu lạc bộ pháp luật, góp phần thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở.
         - Chọn Xã Lý Nhơn thực hiện mô hình điểm 03 năm (năm 2018 đến năm 2020) về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với công tác xây dựng nông thôn mới đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng dẫn nhân rộng phù hợp với thực tiễn trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Giao Phòng Tư pháp hướng dẫn các đơn vị thực hiện nội dung mô hình điểm.
        - Giao Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 đảm bảo việc  thực hiện đúng quy định, thực chất, phát huy đầy đủ ý nghĩa, vai trò và đạt mục đích đề ra nhất là trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trước khi trình Hội đồng xem xét công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018. Sau khi đánh giá, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, bảo đảm xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bền vững, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo điểm về mô hình tiếp cận pháp luật tại cơ sở; thực hiện việc niêm yết, công bố kết quả cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 theo Quyết định số 619/QĐ-TTg; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin về pháp luật cho người dân tại cơ sở gắn với thực hiện Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
       - Giao Phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Tư pháp và các đơn vị liên quan bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho việc quản lý và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; có giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội trong thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đồng thời tham mưu bố trí kinh phí cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật và nguồn lực xây dựng, thực hiện mô hình điểm về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật góp phần vào kết quả thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” theo Quyết định số 2288/QĐ-BTP ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng dẫn nhân rộng phù hợp với thực tiễn.
       - Giao Phòng Nội vụ chủ trì phối hợp Phòng Tư pháp rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp theo quy định.
       3. Tiến độ thực hiện:
      3.1. Giao Phòng Tư pháp thực hiện nội dung sau:
      + Thực hiện báo cáo nhanh về tình hình thực hiện công tác đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 6 tháng đầu năm 2018 và danh sách cấp xã thực hiện mô hình điểm 03 năm gửi về Sở Tư pháp (trước 31/8/2018).
      + Thông tin lịch dự kiến tổ chức đánh giá tiếp cận pháp luật năm 2018 của các xã, thị trấn gửi về Sở Tư pháp (trước ngày 05/12/2018) để Sở Tư pháp và các sở, ngành, đoàn thể liên quan bố trí cùng tham dự buổi đánh giá của Huyện.
     + Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị các giải pháp cải thiện, khắc phục (nếu có) trong quá trình thực hiện công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, trao đổi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật (dự kiến tổ chức trước 20/12/2018).
     + Tập hợp và gửi 01 bộ hồ sơ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 của huyện về Sở Tư pháp (trước ngày 25/01/2019) bao gồm: Biên bản họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; Danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Báo cáo kết quả công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các giải pháp đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn (đính kèm 01 bộ hồ sơ đánh giá của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện: Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã; Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm; Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân; công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật).
      3.2. Giao các đơn vị thành viên Hội đồng và Ủy nhân dân xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018, báo cáo kết quả thực hiện chung trong Báo cáo kết quả công tác PBGDPL và gửi về Phòng Tư pháp (trước ngày 08/11/2018).
      3.3. Ngoài ra, đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện trình tự, thủ tục rà soát, tự đánh giá đề nghị công nhận cấp xã chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 gửi Phòng Tư pháp ttrước ngày 05/01/2019./.
 

Tháng Bảy 21, 2023

Sáng ngày 20/7/2023, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra của Sở Tư pháp về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã Thạnh An. Tham dự có ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố, ông Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, ông Huỳnh Văn Tiệp - Trưởng Phòng Tư pháp huyện, ông Phạm Minh Châu - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạnh An cùng với thành viên đoàn kiểm tra của Sở Tư pháp.

Qua buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ khắc phục các hạn chế mà thành viên Đoàn đã chỉ ra tại buổi kiểm tra.

Tháng Hai 5, 2021

 Sáng ngày 04/02/2021, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 và sơ kết 3 năm thực hiện thông tư số 03 của Bộ Tư pháp về quy định bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện năm 2020 do Đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện chủ trì hội nghị, cùng với sự tham dự có các đồng chí thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn;....

 Dịp này, Ủy ban nhân dân huyện đã khen thưởng cho 13 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020.

Tháng Năm 21, 2020

Ngày 21 tháng 5 năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành Công văn số 2384/UBND về viêc tiếp tục tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch COVID - 19.

Ủy ban nhân dân huyện đề nghị các cơ quan ban, ngành huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện hiệu quả một số hoạt động sau:

1. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt, trong đó chú trọng việc phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động cán bộ, nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Phòng Tư pháp tại Công văn số 150/TP ngày 25/2/2020 về về tăng cường tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương được phân công phụ trách, các đơn vị tập trung PBGDPL các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chú trọng các quy định pháp luật có liên quan như:  Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Dược năm 2016, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và chính sách, pháp luật mới của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (thuế, tài chính, cải cách thủ tục hành chính hỗ trợ doanh nghiệp…), trong đó, chú trọng phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật về cách ly y tế, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống dịch bệnh, tình hình thi hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống COVID-19 nói chung và một số hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh này nói riêng.

Chủ động lựa chọn hình thức thông tin, PBGDPL nói chung, PBGDPL về phòng, chống COVID-19 nói riêng linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, điều kiện thực tiễn, bảo đảm thiết thực; phát huy hiệu quả vai trò của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ số trong PBGDPL (PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; tọa đàm, đối thoại pháp luật trực tuyến; thông tin, PBGDPL qua mạng xã hội, mạng viễn thông...) và hệ thống loa truyền thanh cơ sở, nhằm truyền tải đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật đến cán bộ, Nhân dân, doanh nghiệp.

3. Rà soát, điều chỉnh phương pháp tổ chức, thực hiện nội dung đã được phân công thực hiện trong Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện về ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2020 sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tiễn; kịp thời tham mưu bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí) thực hiện PBGDPL về phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, cần dự báo những vấn đề nóng có thể phát sinh sau khi đại dịch này kết thúc để chủ động tổ chức thực hiện tốt việc PBGDPL gắn với theo dõi kiểm soát tình hình tổ chức thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý.

4. Trên cơ sở các tài liệu PBGDPL về phòng chống dịch bệnh được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các trang thông tin điện tử PBGPDL (pbgdpl.moj.gov.vn/Pages/Trang-chu.aspx), fanpage Phổ biến, giáo dục pháp luật (facebook.com/Phổ-biến-Giáo-dục-Pháp-luật); trang thông tin điện tử Sở Tư pháp Thành phố (sotuphap.hochiminhcity.gov.vn); Cổng thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn), các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động truy cập, đăng tải và tổ chức PBGDPL về phòng, chống dịch bệnh sao cho phù hợp với đối tượng, địa bàn và đặc thù cơ quan, đơn vị, địa phương mình.