Tháng Mười Một 29, 2018

Nhằm tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 09-11, năm 2018, để  phát huy những kết quả đã đạt được, tìm ra nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc, kịp thời phát hiện các mô hình, giải pháp, cách làm hay, hiệu quả để triển khai Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Ngày 28/11/2018, Sở Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn Thành phố”.

Chủ trì Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp và đồng chí Trần Việt Thái, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp.

Các khách mời, đại biểu đến từ Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp (Đ/c Hoàng Huy Trường – Trưởng phòng Công tác tư pháp khác); Lãnh đạo các đơn vị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố; Hội Nông dân Thành phố; Thành Đoàn; Liên đoàn Lao động Thành phố; Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố; Tòa án nhân dân Thành phố; Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố; Cục Thi hành án dân sự Thành phố; Lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện và một số Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Các báo cáo viên pháp luật Thành phố; Đại diện Báo cáo viên pháp luật quận, huyện; Đại diện Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn; các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố đến tham dự và đưa tin.

Với hơn 20 tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm từ các đại biểu sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, báo cáo viên pháp luật quận, huyện, Tuyên truyền viên pháp luật phường, xã, thị trấn…, Tọa đàm đã đánh giá toàn diện những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai Đề án trong thời gian tới. Nhiều ý kiến đóng góp, phát biểu có tính khả thi, bám sát thực tiễn, có giải pháp triển khai hiệu quả, thiết thực, đổi mới rõ rệt về nội dung, phương pháp, hình thức PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm vi phạm pháp luật, làm cơ sở để Sở Tư pháp tiếp thu, hoàn chỉnh Dự thảo Kế hoạch triển khai trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành trong giai đoạn 2018 - 2021.

                                                                                                                                PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một số hình ảnh Tọa đàm

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu khai mạc Tọa đàm

Đại diện Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Thành phố trình bày tham luận tại Tọa đàm

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trình bày tham luận tại Tọa đàm

                            Báo cáo viên pháp luật quận Bình Thạnh - Đ/c Lệ Hoa trình bày ý kiến góp ý tại Tọa đàm

 

 

                                         Các đại biểu tham dự Tọa đàm

Tháng Mười Một 8, 2018

Sáng 6/11, Sở Tư pháp thành phố Hồ CHí Minh tổ chức lễ công bố vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tuyên truyền phổ biến pháp luật TPHCM tại địa chỉ http://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM Nguyễn Văn Vũ công bố vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tuyên truyền phổ biến pháp luật TPHCM

Cổng thông tin điện tử Tuyên truyền phổ biến pháp luật TPHCM là kênh cung cấp thông tin pháp luật chính thức cho người dân, doanh nghiệp thông qua các hình thức đa dạng, phong phú; có thể dễ dàng tương tác giữa các thành viên như mạng xã hội; là nơi các cơ quan nhà nước phối hợp thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến; là nơi chia sẻ kinh nghiệm và nghiệp vụ giữa các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; là mô hình phù hợp để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền pháp luật cho cộng đồng; thuận tiện cho việc thăm dò, khảo sát ý kiến; thông tin, báo cáo, thống kê qua mạng...

Quang cảnh buổi lễ

Đây là một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn theo chủ trương chung của Chính phủ và chính quyền Thành phố; là hình thức tuyên truyền nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất; tiện lợi, cho phép hiển thị nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau; có thể cung cấp thông tin pháp luật kịp thời, mọi lúc, mọi nơi (có mạng internet) cho mọi đối tượng, kế cả người khuyết tật và các đối tượng đặc thù; không giới hạn phạm vi không gian hay thời gian, người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều có thể sử dụng khi có nhu cầu.

Đồng thời, Cổng thông tin là một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn theo chủ trương chung của Chính phủ và chính quyền Thành phố; là một trong những mục tiêu của “Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại TPHCM giai đoạn 2015-2018” (giai đoạn 1). Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Sở Tư pháp chủ trì báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Đề án trong giai đoạn 1; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình UBND TP xem xét ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án này đến năm 2021 theo Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018-2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

September 28, 2018

Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cả giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai các nội dung Kế hoạch 2686/KH-UBND phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Chủ động xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Kế hoạch 2686/KH-UBND giai đoạn 2018 – 2021 và năm 2018 trong ngành, trong hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở đoàn, hội; dự toán kinh phí ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm giai đoạn 2019-2021 cho công tác PBGDPL gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài chính.

3. Tổ chức thực hiện các Đề án PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021:

a) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố được giao chủ trì thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về PBGDPL chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn gửi Sở Tư pháp có ý kiến trong quý III/2018. Trên cơ sở ý kiến của Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

          b) Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng, tổ chức cuộc họp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa PBGDPL.

          c) Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo chung thực hiện các Kế hoạch, Đề án về PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021.

4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động PBGDPL cho một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Đoàn công tác của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố và một số quận, huyện tiêu biểu đi hợp tác, học tập kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL ở nước ngoài.

5. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 - 2018”: tổ chức lễ ra mắt và vận hành chính thức Cổng Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật TP. Hồ Chí Minh (trong đó có Tủ sách pháp luật điện tử); phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2021.

6. Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ/Phòng Nội vụ điều chỉnh, bổ sung kiện toàn tổ chức và Quy chế Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố, quận, huyện theo tinh thần đổi mới của Kế hoạch 2686/KH-UBND.

7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về PBGDPL và các nhiệm vụ có liên quan PBGDPL khác được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, trong đó, cần chú trọng các nội dung sau:

a) Phát động hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 09/11/2013 – 09/11/2023 trên địa bàn Thành phố; xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Tiếp tục phổ biến sâu rộng và theo chuyên đề Hiến pháp năm 2013; tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2018, có hiệu lực năm 2018, 2019; các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2018; các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức nhà nước, về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; công khai, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước do cơ quan, đơn vị, địa phương mình ban hành hoặc soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

e) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tự kiểm tra công tác PBGDPL của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ sở đoàn, hội trực thuộc và gửi Báo cáo kết quả tự kiểm tra về Sở Tư pháp trước ngày 31/8/2018.

g) Tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng trong công tác PBGDPL năm 2018.

8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ PBGDPL 6 tháng cuối năm 2018:

a) Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố được bố trí trong dự toán chi từ ngân sách thành phố năm 2018 (Quyết định số 6383/QĐ-UBND ngày 09/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018).

b) Từ nguồn kinh phí thường xuyên cấp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở , xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp (nếu có).

d) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể căn cứ theo quy định tại các văn bản ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó./.   

          Đính kèm: Công văn số 7338/UBND-PCNC

/PF.Base/file/ckfinder/files/69_ 7338_UBND-NCPC_signed.pdf

Tháng Mười Một 2, 2018

          Ngày 31/10/2018, tại Trung tâm Hội nghị 272 Thành phố, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 800 đại biểu là hòa giải viên ở cơ sở, thành viên các tổ tư vấn cộng đồng của các chi tổ hội phụ nữ cơ sở đến từ 24 quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

          Tại Hội nghị, các đại biểu đã được báo cáo viên của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tòa án nhân dân Thành phố truyền đạt kiến thức pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở, một số kỹ năng dành cho hòa giải viên; một số điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015; Pháp luật về Đất đai, Môi trường và các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, đăng ký hộ tịch.

          Cũng trong hội nghị, các hòa giải viên, thành viên các tổ tư vấn cộng đồng của các chi tổ hội phụ nữ cơ sở đã cùng nhau trao đổi, tìm hiểu các tình huống thường gặp trong hoạt động hòa giải ở cơ sở và hoạt động của tổ tư vấn cộng đồng. Đây là dịp để hòa giải viên, thành viên các tổ tư vấn cộng đồng của các chi tổ hội phụ nữ cơ sở nắm rõ các kiến thức, kỹ năng hòa giải để vận dụng linh hoạt trong hoạt động hòa giải, từ đó tăng tỷ lệ hòa giải thành, qua đó giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong  cộng đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

          Một số hình ảnh Hội nghị

anh hoi nghi

anh hoi nghi 2

Tháng Mười Một 9, 2018

Sáng ngày 08/11/2018, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4 tổ chức hội nghị hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 9/11” năm 2018. Đến dự có đồng chí Trần Hoàng Quân, Chủ tịch UBND Quận 4 và đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp Thành phố.

Trong năm 2018, hoạt động tổ chức “Ngày Pháp luật” đã được Quận 4 quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đạt hiệu quả. Quận đã tổ chức 20 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật với sự tham dự của hơn 5.200 người tham dự. Nội dung tập trung vào: triển khai Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố; triển khai Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Hợp tác xã, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Du lịch; phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm HIV/AIDS…

Phòng Tư pháp quận phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 4, Tòa án nhân dân Quận 4, Hội Luật gia Quận 4 tổ chức ký kết liên tịch công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018. Hoạt động “Ngày Pháp luật” năm 2018 của UBND 15 phường cũng diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức như: treo băng rôn tại cơ quan và tại các khu phố; tổ chức 131 hội nghị triển khai các văn bản pháp luật với sự tham dự của hơn 6.700 người; phát hành trên 29.000 tài liệu tuyên truyền pháp luật cho từng hộ dân.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND Quận 4 Trần Hoàng Quân đề nghị các cơ quan, đơn vị, UBND 15 phường phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế và bám sát chương trình, nhiệm vụ thường xuyên của từng đơn vị. Các ngành, các cấp tăng cường phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Dịp này, UBND Quận 4 đã tặng Giấy khen cho 15 tập thể, 12 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018.

Một số hình ảnh Hội nghị

Chủ tịch UBND Quận 4 đã tặng Giấy khen cho 15 tập thể, 12 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018.

         

Phòng Tư pháp quận 4

Tháng Năm 26, 2020

Nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/5, trong đó tiêu biểu như chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân, xe vi phạm giao thông sẽ không bị tạm giữ nếu nộp tiền bảo lãnh...


Tổ chức, cá nhân vi phạm giao thông có thể được giữ phương tiện nếu đặt tiền bảo lãnh
Nghị định số 31/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP  ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính có hiệu lực ngày 01/05/2020.
Nghị định số 31 đã sửa đổi quy định về giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ nếu: a) Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện; b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm không được phép sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Sửa đổi, bổ sung quy định về bán đấu giá và xử lý kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án
Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực vào ngày 01/5.
Theo đó, trước khi bán đấu giá tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản.
Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự từ tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại.
Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
Lao động tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng
Được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/3 và chính thức có hiệu lực ngày 15/5, Quyết định số 12/2020/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc đã quy định lao động tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng. Theo Quyết định này, người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Mức ký quỹ là 100 triệu đồng. Thời hạn ký quỹ là 05 năm 06 tháng.
Trong 35 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước, người lao động phải ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn nơi đăng ký thường trú.
07 công việc người lao động Việt Nam không được đến làm việc ở nước ngoài
Có hiệu lực ngày 20/5, Nghị định số 38/2020/NĐ-CP ngày 03/4 của Chính phủ đã ban hành kèm theo danh mục công việc người lao động Việt Nam không được đến làm việc ở nước ngoài, trong đó có tới 07 công việc, cụ thể:
- Công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí;
- Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), mangan, điôxit thủy ngân;
- Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
- Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh;
- Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
- Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
- Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Cấp bản sao điện tử từ sổ gốc
Chính thức có hiệu lực từ ngày 22/5 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã có quy định về việc cấp bản sao điện tử từ sổ gốc. Theo đó tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo 02 cách:
- Cấp bản sao điện tử từ sổ gốc: Khi đó, cơ quan đang quản lý sổ gốc sẽ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu.
- Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu­Với cách làm này, tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhận lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.

                                                                                                           (Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=3183)

 

Tháng Mười Hai 17, 2018

Thực hiện Kế hoạch số 11796/KH-STP-PBGDPL ngày 16/11/2018 của Sở Tư pháp, sáng ngày 13/12/2018, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018; kinh nghiệm từ công tác đánh giá năm 2017 và phương hướng triển khai năm 2019 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội nghị có các đại biểu đến từ Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ban Dân vận Thành ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Lãnh đạo Sở, Ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ban Dân vận 24 quận, huyện ủy; Ban Tuyên giáo 24 quận, huyện ủy; Đại diện Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận, huyện; Lãnh đạo Phòng Tư pháp quận, huyện; Công chức của Văn phòng UBND quận, huyện tham mưu thực hiện công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương; Đại diện Lãnh đạo, công chức phụ trách triển khai chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn 322 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố phụ trách triển khai chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn.

Hội nghị đã được Báo cáo viên của Sở Tư pháp: đồng chí Trần Việt Thái – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp; đồng chí Vũ Thái Hùng Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp tập huấn những nội dung trọng tâm của Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Tập huấn, hướng dẫn cách chấm và tính điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật và hướng dẫn cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã cách tổng hợp, tính điểm các Tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, điều kiện, quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Hướng dẫn Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận, huyện quy trình, điều kiện, thẩm định, đánh giá đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đánh giá thực hiện tại cơ sở do các đại biểu tham dự đặt ra liên quan đến chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được các Báo cáo viên Sở Tư pháp kịp thời hướng dẫn, giải đáp thực hiện.

Thông qua hội nghị, các đại biểu được trang bị và cập nhật các kiến thức về xây dựng xã phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, từ đó triển khai hiệu quả công tac xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương năm 2018, 2019 và các năm tiếp theo góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức tại cơ sở, làm chuyển biến mạnh mẽ và tăng cường các thiết chế tiếp cận pháp luật, đáp ứng nhu cầu và quyền được thông tin về pháp luật của người dân, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở.

Đ/c Trần Việt Thái – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - báo cáo viên Hội nghị

                                  Quang cảnh Hội nghị

 

                                                                                                                       PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Tháng Một 4, 2019

         Ngày 28/12/2018, Bộ trưởng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 3137/QĐ-BTP về việc phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2018 của Ngành Tư pháp. Dưới đây, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp xin trân trọng giới thiệu tới độc giả 10 sự kiện nổi bật năm 2018 của Ngành Tư pháp.

1. Công tác của Bộ, Ngành tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp và ghi nhận của Đảng và Nhà nước

          Năm 2018, Bộ, Ngành Tư pháp tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đồng bào, cử tri cả nước đối với các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành. Cùng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phụ trách lĩnh vực công tác tư pháp, Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Uỷ ban kiểm tra Trung ương... đã làm việc và có nhiều chỉ đạo quan trọng đối với công tác của Bộ, Ngành. Đồng thời, các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành cũng đã nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước thông qua các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
Bên cạnh đó, với những nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua, Bộ, Ngành Tư pháp từ Trung ương đến địa phương đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ở các cấp. Đây là cơ sở để Bộ, Ngành Tư pháp vững bước đi lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ người dân trong thời gian tới.

          2. Chuyển biến mới về chất lượng trong xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật; nhận diện, đề xuất khung pháp lý đối với tiền và tài sản mã hóa

          Thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 22, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ động, kịp thời hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trong năm, các Bộ, Ngành đã tích cực hoàn thiện 16 dự án luật, 01 pháp lệnh và nhiều nghị quyết, văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh. Bộ Tư pháp đã thẩm định đúng thời hạn 246 đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định 57 điều ước quốc tế và góp ý hàng nghìn văn bản, đề án khác. Trong quá trình thẩm định, Bộ Tư pháp đã quán triệt nghiêm quan điểm của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ để bảo đảm không đưa các quy định về tổ chức, bộ máy, các loại phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo ngành, nghề vào các luật, pháp lệnh chuyên ngành; tăng cường kiểm soát các điều kiện kinh doanh, thủ tục cấp phép, thủ tục hành chính, các quy định về kiểm tra chuyên ngành... Các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đã được các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu hoàn thiện dự án, dự thảo, được Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội tham khảo khi quyết định thông qua các dự án luật. Hầu hết các dự án do Chính phủ trình được thông qua với tỷ lệ trên 80%.

          Trong năm, Bộ Tư pháp đã từng bước tiếp cận những vấn đề mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra, trong đó, đáng chú ý là vấn đề pháp lý liên quan đến tiền và tài sản mã hóa nói riêng, hệ sinh thái số nói chung. Bộ đã hoàn thiện Báo cáo Thủ tướng Chính phủ “Về việc rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và quốc tế; nhận diện, đề xuất các định hướng hoàn thiện” để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có sự chỉ đạo cho việc xây dựng khung pháp lý về vấn đề này.

          3. Tổng kết 5 năm “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Lễ Hưởng ứng Ngày pháp luật tạo dấu mốc quan trọng, thúc đẩy ý thức thượng tôn pháp luật

          Năm 2018 đánh dấu 5 năm “Ngày Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua tổng kết thực hiện, rất nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả đã được triển khai thực hiện và đi vào nền nếp. Tinh thần của Ngày Pháp luật lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống một cách nhanh chóng, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng Bộ, ngành, địa phương.
                       Đặc biệt, ngày 09/11/2018, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương tổ chức thành công “Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2018”. Đây là dấu mốc quan trọng trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nhằm tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm sau 05 năm triển khai Ngày Pháp luật. Phát biểu tại Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, đóng góp tích cực của Ngành Tư pháp, của cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo định hướng tiếp tục lan tỏa tinh thần Ngày Pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

          4. Hệ thống Thi hành án dân sự đạt được nhiều kết quả quan trọng, nỗ lực từng bước đổi mới công tác thi hành án

          Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhằm lãnh đạo toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2018 - 2021, trong năm, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 31-NQ/BCS về công tác này. Trên cơ sở đó, toàn Hệ thống Thi hành án dân sự đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh số việc và tiền thụ lý tiếp tục tăng cao so với năm 2017 (tăng 5,06% về việc và 13,32% về tiền). Năm 2018, Hệ thống Thi hành án dân sự đã thi hành xong gần 571.708 việc và trên 34.520 tỷ đồng; công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã đạt nhiều kết quả. Đặc biệt, đã giải quyết dứt điểm 74 vụ việc (chiếm trên 70%) số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài nhiều năm, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Cùng với đó, toàn Hệ thống đã có sự nỗ lực từng bước đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự trong toàn Hệ thống được đổi mới và có chuyển biến rõ rệt với việc ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai, vận hành phần mềm Quản lý thi hành án dân sự trong toàn hệ thống; đã cấp 7.171 tài khoản sử dụng và cập nhật 431.666 hồ sơ thi hành án vào phần mềm.

5. Tạo dựng tiền đề cho việc thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật

          Ngày 26/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018 - 2022, trong đó xác định 07 nhóm nhiệm vụ trên các lĩnh vực, như: tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật; hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật; đổi mới công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật... Đây là văn bản cụ thể hóa nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Hiến pháp năm 2013 nhằm thực hiện bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ việc đặt trọng tâm vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật.
          Triển khai thực hiện Đề án, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch để tổ chức thực hiện; Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành địa phương Tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triển triển khai thực hiện Đề án; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế có liên quan... Ngay trong năm 2018, Bộ đã tập trung vào việc tổ chức theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2018 là điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; y tế; lao động - thương binh và xã hội… tại 14 cơ quan, địa phương để kịp thời nắm bắt, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật tại các cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.

          6. Đột phá trong giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào; tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp, tương trợ tư pháp

          Ngày 23/11/2018, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 2157/QĐ-CTN về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 119 cá nhân hiện đang cư trú tại xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, chấm dứt tình trạng sống không giấy tờ, không quốc tịch sau hàng chục năm, đáp ứng lòng mong mỏi của bà con. Đây là kết quả sau 5 năm thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước, tăng cường mốiquan hệ láng giềng tốt đẹp Việt Nam - Lào, góp phần ổn định tình hình chính trị tại địa phương, ổn định vùng biên giới hai nước.
           Cùng với đó, công tác hợp tác quốc tế về pháp luật và tương trợ tư pháp với các quốc gia tiếp tục được tăng cường: Bộ Tư pháp và các tỉnh, thành phố có liên quan của Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tư pháp Lào tổ chức thành công Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào mở rộng lần thứ tư; tham gia tích cực, đóng góp vào thành công Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN (ALAWMM) lần thứ 10 tại thủ đô Viêng-Chăn, Lào... Đặc biệt, nhân chuyến thăm chính thức Hung-ga-ri của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ngày 10/9/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Chủ tịch nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Hung-ga-ri, mở đầu cho việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa các Hiệp định tương trợ tư pháp thế hệ cũ, thể hiện vai trò tích cực và chủ động của Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp, góp phần đẩy mạnh hợp tác tư pháp giữa hai nước.

             7. Công tác cải cách hành chính đạt kết quả tích cực, tạo thuận lợi trong giải quyết yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành
               Ngày 02/5/2018, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Bộ Tư pháp xếp thứ 4/19 Bộ, tăng 2 bậc so với năm trước và 5 bậc so với đầu nhiệm kỳ; được đánh giá là Bộ có chỉ số cao nhất về chỉ đạo điều hành cải cách hành chính.
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2018, Bộ Tư pháp đã tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác này và đạt được nhiều kết quả. Bộ đã ban hành 10 quyết định công bố thủ tục hành chính mới trong 08 lĩnh vực: hòa giải thương mại, quốc tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước, trợ giúp pháp lý, lý lịch tư pháp, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận thông tin. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của một số Bộ; phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 49/94 (chiếm 52,13%) điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Bộ đã thực hiện cắt giảm và lồng ghép khoảng 20% hội nghị, hội thảo, các chuyến công tác địa phương; phê duyệt phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, từng bước khắc phục tình trạng chồng chéo trong yêu cầu Bộ, ngành, địa phương báo cáo côngtác...

               8. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp được thực hiện đồng bộ, toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, Ngành

          Năm 2018, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, Ngành Tư pháp tiếp tục được đổi mới theo hướng gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp để công chức, viên chức có thể làm tốt công việc ở vị trí của mình. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đồng bộ, có kế hoạch và quy hoạch. Vị trí việc làm, ngạch công chức, viên chức là yêu cầu chủ đạo của nội dung chương trình, phương thức bồi dưỡng và việc cử công chức, viên chức tham gia các khóa học. Trong năm, đã có gần 9.000 lượt công chức, viên chức đơn vị thuộc Bộ, Hệ thống Thi hành án dân sự và hơn 4.700 lượt cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch của các tỉnh, thành phố được đào tạo, bồi dưỡng. Học viện Tư pháp thực hiện tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng cho 4.057 học viên nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, nghề luật sư, công chứng...; Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh, đào tạo cho 3.011 sinh viên…; các Trường trung cấp Luật thuộc Bộ đã tiếp tục phát huy vai trò trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ tư pháp cơ sở.

          9. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, Ngành

          Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2017, Bộ Tư pháp đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng 5 Bộ có chỉ số cao nhất về xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, Ngành Tư pháp tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, ngày càng phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, Ngành. Trong năm, Bộ Tư pháp đã ban hành Khung Chính phủ điện tử của Bộ phiên bản 1.0; đưa phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật sau khi nâng cấp vào hoạt động; tiếp tục triển khai nhiều phần mềm ứng dụng từ Trung ương đến địa phương và liên tục hỗ trợ kỹ thuật cho gần 20.000 người dùng; hệ thống hội nghị truyền hình của Bộ phục vụ hơn 80 cuộc họp trực tuyến. Bộ Tư pháp là một trong những Bộ đầu tiên thực hiện việc kết nối các hệ thống thông tin của Bộ với trục NGSP (hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương). Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong một số lĩnh vực đạt hơn 1 triệu hồ sơ tiếp nhận, xử lý trực tuyến. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã hỗ trợ đào tạo và triển khai Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch tại 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vượt mục tiêu đề ra. Tổng số lượng hồ sơ trên Hệ thống đạt hơn 5.300.000. Bộ đang nỗ lực đưa Hệ thống vào hoạt động chính thức trên phạm vi toàn quốc vào năm 2019.

          10. Tên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đặt cho một tuyến phố mới ở Thủ đô Hà Nội

          Ngày 05/12/2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó, cố Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh được đặt cho một tuyến phố mới trên địa bàn quận Hà Đông.

           Đồng chí Vũ Trọng Khánh (1912-1996), quê quán thôn Cự Đà, Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Nội) là một trí thức yêu nước tiêu biểu, có đức, có tài, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nền Tư pháp Việt Nam. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ông được Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giao chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Với tinh thần không thể để đất nước một ngày không có pháp luật, Ông đã tranh thủ ý kiến của nhiều trí thức, luật gia nổi tiếng, soạn thảo để Chính phủ lâm thời ban hành hơn 30 Sắc lệnh làm nền tảng cho thể chế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặc biệt, với trình độ luật học uyên bác, Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách tham gia soạn thảo bản Hiến pháp năm 1946 - với những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền tiến bộ, còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Việc có một đường phố đầu tiên trên địa bàn Thủ đô, ngay tại quê hương của cố Bộ trưởng là việc làm hết sức ý nghĩa, thể hiện sự ghi nhận, vinh danh của thành phố đối với những đóng góp to lớn của đồng chí Vũ Trọng Khánh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nền Tư pháp Việt Nam nói riêng và của Bộ, Ngành Tư pháp nói chung.

                                                                                                               Nguồn: Cổng thông tin Bộ Tư pháp

Tháng Một 5, 2019

Nhằm chuẩn hóa chương trình, nội dung, tài liệu bồi dưỡng làm cơ sở để Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tham khảo, áp dụng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý; phần nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày 28/12/2018, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 3147/QĐ về ban hành Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, với những mục tiêu cụ thể:
a) Về kiến thức: Giúp báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật nắm được vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật mới của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các quy định pháp luật liên quan trực tiếp tới hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
b) Về kỹ năng nghiệp vụ
- Củng cố, trau dồi những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản trong quá trình thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; đồng thời xây dựng, hình thành thói quen vận dụng các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để thực thi hiệu quả công việc.
- Bồi dưỡng một số kỹ năng đặc thù, phù hợp với tính chất công việc của từng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

ĐÍnh kèm: QĐ3147

Tháng Ba 19, 2019

Để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, trên cơ sở kết quả tổng kết 08 năm thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật (Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg), ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật. Bên cạnh việc kế thừa các quy định còn phù hợp của Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg có các nội dung mới sau đây:

1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quyết định này đã bổ sung, quy định rõ Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia;  quy định xây dựng Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo (xã đặc biệt khó khăn) và Tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Về Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia: Đây là mô hình Tủ sách pháp luật mới ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác, sử dụng sách, tài liệu pháp luật, gắn với mục tiêu, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử; liên kết, trích xuất với các cơ sở dữ liệu về pháp luật, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật. Quyết định quy định Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được xây dựng để sử dụng chung trên cả nước. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng, quản lý thống nhất Tủ sách điện tử quốc gia theo hướng tích hợp với Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, bảo đảm thuận tiện, đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật của cá nhân, tổ chức. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương (bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) được cấp tài khoản, phân quyền quản lý dữ liệu thành phần của Tủ sách theo chức năng và phạm vi quản lý.
Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia có sách, tài liệu pháp luật được lưu giữ, quản lý dưới dạng số; được khai thác thông qua truy cập máy tính, các thiết bị điện tử, mạng viễn thông và được vận hành, sử dụng từ năm 2021.
3. Về quản lý thống nhất sách, tài liệu pháp luật tại cơ sở
Quyết định xác định nguyên tắc thống nhất quản lý, khai thác sách, tài liệu của Tủ sách pháp luật và sách, tài liệu pháp luật của Thư viện xã, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, Trung tâm học tập cộng đồng hiện có trên địa bàn; gắn kết với khai thác, sử dụng sách, tài liệu pháp luật của Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn để bảo đảm khai thác, sử dụng sách, tài liệu tiết kiệm, hiệu quả.
4. Về kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật
Kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên được giao hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có). Kinh phí xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được lồng ghép với kinh phí duy trì hoạt động của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện có và kinh phí thực hiện các chương trình, đề án có nội dung ứng dụng công nghệ thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật. Định mức kinh phí tối thiểu hằng năm cho mỗi Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân được tăng từ 02 triệu đồng/năm/tủ sách lên 03 triệu đồng/năm/tủ sách. Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn do ngân sách địa phương bảo đảm; khuyến khích ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện hỗ trợ xây dựng, bổ sung sách, báo, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối được ngân sách thì sử dụng nguồn thu ngân sách của địa phương để chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật. Đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách thì ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật trong nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương.
5. Về Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
Quyết định quy định các loại sách, tài liệu pháp luật của Tủ sách pháp luật, trong đó Công báo không phải là tài liệu pháp luật bắt buộc có trong Tủ sách pháp luật và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn các sách, tài liệu pháp luật khác để phù hợp với đặc thù của từng địa phương, cơ sở. Người phụ trách Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã bố trí, phân công trong số công chức chuyên môn của Ủy ban nhân dân xã, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Quyết định chủ trương khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đóng góp, tài trợ kinh phí, sách, tài liệu phục vụ xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; xây dựng, quản lý, đóng góp và mở rộng Tủ sách tự quản ở cộng đồng.
6Về trách nhiệm thực hiện và quy định chuyển tiếp
Bộ Tư pháp được giao chủ trì, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định trên phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quyết định theo chức năng và phạm vi quản lý.
Đối với Tủ sách pháp luật không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả, xác định nhu cầu khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật cấp xã, Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg. Nếu tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật cấp xã, Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, Quyết định quy định thời hạn duy trì và lộ trình triển khai xã hội hóa việc quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật. Nếu không tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật cấp xã, Quyết định quy định việc sáp nhập và lộ trình sáp nhập Tủ sách pháp luật thành bộ phận sách, tài liệu pháp luật của Thư viện hoặc điểm Bưu điện - Văn hóa, Trung tâm học tập cộng đồng hiện có đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn cấp xã. Nếu không tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị thì tổ chức lưu giữ, quản lý các sách, tài liệu pháp luật hiện có phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị theo quy định về quản lý tài sản công.
Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2019. Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

 

Tháng Tư 4, 2019

Nhằm tăng cường PBGDPL trong trường học, ngày 01/4/2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận Tân Phú đã tổ chức tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ cho giáo viên và học sinh trường THCS Võ Thành Trang.

Tại buổi tuyên truyền, Trung tá Phạm Vũ Thuận – Cán bộ Đội Cảnh sát giao thông, Công an quận Tân Phú đã phổ biến quy định pháp luật và các lỗi thường vi phạm khi tham gia giao thông như: không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; phóng nhanh vượt ẩu; lấn tuyến; không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường, làn đường quy định; không đội mũ bảo hiểm,không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông. Qua đó, giúp cho các em hiểu rõ quyền, nghĩa vụ khi tham gia giao thông và hạn chế thấp nhất những rủi ro tai nạn có thể xảy ra./.

 

                                                    

Tháng Tám 8, 2019

Ngày 20 và 21 tháng 6 năm 2019, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hơn 500 hòa giải viên trên địa bàn quận.

Tại Hội nghị, Bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Thẩm phán trung cấp, Chánh tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân Thành phố đã phổ biến những kiến thức pháp luật và kỹ năng cơ bản cho lực lượng hòa giải viên trên địa bàn quận, đó là những cẩm nang cần thiết cho người làm công tác hòa giải, kịp thời giải quyết những tranh chấp nhỏ tại cơ sở, khu phố, tổ dân phố.

Tại Hội nghị tập huấn lần này, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp cũng triển khai Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”. Ban Tổ chức đã cung cấp cho hòa giải viên, đại biểu tham dự tập huấn chai thủy tinh đựng nước uống sử dụng nhiều lần, đây là việc làm thiết thực, cụ thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên do rác thải từ nhựa, nilon gây ra. Từ đó, lực lượng hòa giải viên là những tuyên truyền viên vận động gia đình, người thân và người dân cùng thực hiện./.

Tháng Mười 14, 2019

Ngày 22/8/2019, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật  Quận 1 đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các quy định của Luật Giao thông đường bộ cho các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê xe gắn máy và người dân trên địa bàn Quận.

Tham dự buổi tuyên truyền, các đại biểu đã được cán bộ Công an Quận 1 thông tin tình hình liên quan đến trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quận trong thời gian qua, trong đó, tập trung nhấn mạnh tình trạng vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người nước ngoài trên địa bàn quận.

Theo phân tích, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tình trạng này một phần do lỗi chủ quan của người nước ngoài, một phần khác do người chủ cơ sở cho thuê xe đã giao xe hoặc để cho người nước ngoài sử dụng xe khi không đủ điều kiện theo Luật Giao thông đường bộ. Do đó, báo cáo viên đã đề nghị các chủ cơ sở cho thuê xe gắn máy không cho những người nước ngoài không đủ điều kiện của Luật Giao thông đường bộ thuê xe như: không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không hợp pháp tại Việt Nam.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, thời gian qua, Quận 1 đã tiến hành tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông của người nước ngoài trên địa bàn quận. Cụ thể, từ ngày 01/8 đến ngày 15/8/2019, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Quận 1 đã lập biên bản xử phạt 11 trường hợp người nước ngoài vi phạm Luật Giao thông đường bộ với các lỗi như: điều khiển phương tiện lưu thông ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, giấy phép lái xe không hợp lệ, không mang giấy tờ xe...

Trong thời gian tới, Quận 1 tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung quy định đảm bảo trật tự cho người nước ngoài và các cơ sở có liên quan đến hoạt động cho người nước ngoài thuê xe gắn máy. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý đối với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông của người nước ngoài trên địa bàn quận./.

Tháng Mười Một 12, 2019

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ LÀ GÌ? Là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GỒM NHỮNG AI?

*Người có công với cách mạng, bao gồm những người sau đây: 

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. 

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Liệt sĩ; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh. 

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng. 

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. 

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. 

+ Người có công giúp đỡ cách mạng. 

* Người thuộc hộ nghèo.

* Trẻ em.

* Người dân tộc thiểu số trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

* Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

* Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

* Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

+ Người nhiễm chất độc da cam.

+ Người cao tuổi.

+ Người khuyết tật.

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự.

+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.

+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.

+ Người nhiễm HIV.

NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CÓ QUYỀN LỢI GÌ?

Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Được yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

Được lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp.

Được thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.

NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CÓ NGHĨA VỤ GÌ?

Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

PHẠM VI TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở NHỮNG LĨNH VỰC NÀO? Trợ giúp pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

THỦ TỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GỒM NHỮNG HỒ SƠ GÌ?

Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người có nhu cầu được trợ giúp pháp lý cần nộp 01 bộ hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Hồ sơ gồm có:

+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

+ Các giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

+ Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có).

CÁC HÀNH VI NÀO BỊ NGHIÊM CẤM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ?

Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

TỔ CHỨC NÀO THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH? Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh - Số 470 Nguyễn Tri Phương - Phường 9 - Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng Mười Hai 24, 2019

Ngày 27/11/2019 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phòng Tư pháp, Phòng Nội vụ, Hội Cựu chiến binh, Ban Chỉ huy Quân sự và Quận Đoàn 5 phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật Quốc phòng, Luật Thanh niên và các văn bản có liên quan với sự tham dự của các đại biểu đại diện các phòng ban chuyên môn và 224 là lực lượng dân quân, dân quân tự vệ; Ban chấp hành Đoàn phường, Chi đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh niên; thân nhân và thanh niên trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự trên địa bàn quận. Tại Hội nghị, Báo cáo viên pháp luật Quận 5 Thượng tá Huỳnh Văn Minh – Chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự Quận đã phổ biến những nội dung cơ bản liên quan về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật Quốc phòng, Luật Thanh niên. Qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thanh, thiếu niên trên địa bàn quận, giúp trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản, gắn với công tác tuyên truyền vận động tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2020 và đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quân sự, quốc phòng tại địa phương./.

Tháng Bảy 13, 2020

Ngày 23/6/2020, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận Phú Nhuận phối hợp Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật trẻ em năm 2016 và tập huấn Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục năm 2020 (theo Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp quận; lãnh đạo, cán bộ làm công tác trẻ em 15 phường và Cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ, chăm sóc trẻ em 15 phường trên địa bàn quận.

Tại Hội nghị, Báo cáo viên ông Nguyễn Văn Tính, Phó trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố đã phổ biến những nội dung liên quan đến Luật trẻ em 2016 và các biện pháp hỗ trợ, can thip đi vi trưng hp trẻ em b xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lt, brơi và tr em có hoàn cnh đc biệt, trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em

Thông qua Hội nghị, nhằm phát hiện và phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn quận; quy trình tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin và đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt./.

Tháng Bảy 31, 2020

Sáng ngày 17/7/2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Quận Đoàn 5, Phòng Tư pháp và Phòng Nội vụ tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và thanh niên người Hoa trên địa bàn Quận 5. Đến tham dự có Ông Trần Chí Vĩ – Chánh văn phòng Ban Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai những nội dung cơ bản của Luật Tiếp cận thông tin và những điểm mới của các quy định pháp luật về chính sách dân tộc. Với 150 người tham dự là đồng bào dân tộc thiểu số và thanh niên người Hoa trên địa bàn quận, cấp phát 300 tờ gấp có nội dung liên quan.

Qua buổi hội nghị nhằm phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cộng đồng người dân tộc thiểu số,  người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với người dân tộc Hoa trên địa bàn quận về những nội dung cơ bản của Luật Tiếp cận thông tin và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách đặc thù trong đồng bào dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực an sinh xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn quận, nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức trách nhiệm quyền công dân trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức có mời Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố và các ông/bà Luật sư là cộng tác viên của trung tâm về tư vấn pháp luật miễn phí, cho đối tượng trợ giúp pháp lý có nhu cầu, có 15 trường hợp được tư vấn miễn phí về lĩnh vực dân sự: thừa kế, di chúc, đất đai và quyền lợi liên quan đến người khuyết tật./.

 

September 29, 2020

Nhằm xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên nắm vững nghiệp vụ chuyên môn về pháp luật, kỹ năng truyền đạt thông tin trực tiếp đến với người dân thông qua việc tuyên truyền miệng; các kỹ năng về soạn thảo nội dung thông tin tuyên truyền bằng các phương pháp cơ bản phục vụ cho hoạt động tuyên truyền pháp luật. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Củ Chi xây dựng Kế hoạch số 467/KH-HĐPH ngày 24 tháng 6 năm 2020 về bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2020.

Chiều ngày 24 tháng 9 năm 2020, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Bình Chánh tổ chức lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn huyện Bình Chánh năm 2020. Đến dự lớp bồi dưỡng có bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Huyện và 115 đại biểu là báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện và 16 xã, thị trấn.

Lớp bồi dưỡng đã nghe Tiến sĩ Phạm Ngọc Lợi, Trưởng khoa Dân vận và Công tác xã hội, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh tập huấn về: kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng xây dựng đề cương tuyên truyền và trình bày một buổi tuyên truyền miệng. Đại biểu dự lớp bồi dưỡng đã trao đổi, thảo luận sôi nổi và tiếp thu những kiến thức cơ bản của lớp để áp dụng vào công việc trong thời gian tới./.

Tháng Mười Một 6, 2020

Sáng ngày 03/11/2020, Ủy ban nhân dân Quận 7 đã tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11” dưới hình thức tuyên truyền, phổ biến một số quy định về Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản có liên quan, thu hút 136 lượt cán bộ, công chức trực thuộc các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp, đoàn thể và 10 phường trên địa bàn tham dự.

Tại hội nghị, đại biểu đã nghe bà Nguyễn Huỳnh Kiên Trúc - Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh phổ biến một số nội dung quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Qua Hội nghị, giúp các đại biểu tham dự củng cố kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, từ đó giúp các cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước. Điều này có ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng, chống tiêu cực hiện nay./.

 

Tháng Mười Hai 30, 2020

Ngày 24 và 25/12/2020, tại Hội trường Trung tâm bồi dưỡng Chính trị Quận 5 (số 207 An Dương Vương Phường 8, Quận 5), Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh quận đã tổ chức tập huấn cho các đồng chí Trưởng, phó các Phòng, Ban Quận; Thành viên Hội đồng Giáo dục QP&AN quận; Thành viên Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật quận và Đảng ủy - HĐND - UBND - UB.MTTQVN; Chỉ huy trưởng/Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Báo cáo viên pháp luật quận; Tuyên truyền viên pháp luật 15 phường.

Với 04 chuyên đề gồm các nội dung: Luật Dân quân tự vệ năm 2019; Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ; Luật Lực lượng dự bị động viên; Nghị định số 79/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan; Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Tổ chức trao đổi, thảo luận và thực hiện giải đáp một số vướng mắc phát sinh trong thực tiễn của một số cơ quan địa phương.

Do Báo cáo viên Thành phố và quận báo cáo các chuyên đề trong 4 buổi tập huấn, có 1.480 lượt người tham dự. Thường trực HĐ.PBGDPL đã biên soạn, nhân bản cấp phát 4.810 tờ gấp với các nội dung liên quan.

Qua 2 ngày tập huấn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh toàn dân. Tiếp tục, củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.

 

Phòng Tư pháp Quận 5- Phòng PBGDPL

Tháng Mười 13, 2023

Thực hiện Kế hoạch phối hợp số 11/KHPH-TP-HLHPN-CA ngày 25/9/2023 của Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Công an Quận 3 về việc phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 và Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính Phủ; Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án Hình sự trên địa bàn Quận 3.

Ngày 06/10/2023, quận 3 đã tổ chức tuyên truyền cho gần 150 lực lượng cán bộ, công chức các Phòng ban, tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp thuộc quận; Ủy ban nhân dân, Công an, Hội LHPN, Công chức Tư pháp – Hộ tịch, cán bộ Tuyên giáo, cán bộ phụ trách công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng của quận và 12 phường; đặc biệt có sự tham dự của đối tượng đặc thù là người chấp hành xong án phạt tù; người đang bị áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị phạt tù được hưởng án treo trên địa bàn quận.

Thiếu tá Lê Minh Tiến - Báo cáo viên - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật Thi hành án hình sự năm 2019, đặc biệt nhấn mạnh những nội dung sửa đổi nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, quyền công dân; những nội dung sửa đổi bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan, đặc biệt liên quan đến chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, pháp nhân thương mại và những nội dung sửa đổi, khắc phục những khó khăn, vướng mắc của Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Đồng thời, quán triệt những nội dung của Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án Hình sự về tái hòa nhập cộng đồng và các chính sách ưu đãi của nhà nước và Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án Hình sự.

Qua đó góp phần nâng cao kiến thức pháp luật của người tham dự, giúp cho các đối tượng đặc thù hiểu được nội dung và chính sách khoan hồng của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, giúp họ bỏ qua những mặc cảm, tự ti để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội./.

Phòng Tư pháp quận 3- phòng PBGDPL

Tháng Ba 24, 2021

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2021, căn cứ các văn bản chỉ đạo của Trung ương - Thành phố và xác định tầm quan trọng của cuộc bầu cử, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 11 (sau đây gọi tắt là Hội đồng) đã ban hành Kế hoạch số 84/KH-HĐPH ngày 22/3/2021 về tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trên địa bàn quận.

Việc tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được triển khai sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn quận, kết hợp tuyên truyền mục đích, ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng và quá trình triển khai tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thông qua công tác tuyên truyền giúp người dân nhận thức và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc lựa chọn, giới thiệu, bầu ra những đại biểu tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ mới; đồng thời nâng cao ý thức làm chủ, tinh thần tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử của cử tri.

Đợt cao điểm sẽ được thực hiện từ tháng 03/2021 đến tháng 06/2021 với những nội dung cụ thể:

1. Phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Tuyên truyền và tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Tuyên truyền pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trên Trang thông tin điện tử của Quận và Bản tin Quận.

4. Tham mưu bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động của các cơ quan bầu cử; giải đáp pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân./.

Phòng Tư pháp Quận 11- Phòng PBGDPL

 

Tháng Mười Một 9, 2023

Nhằm chào mừng kỷ niệm 10 năm thực hiện “Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11”; từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 09 tháng 11 năm 2023, quận 8 tổ chức hưởng ứng các hoạt động “Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11” trên địa bàn quận như: Ban Thường vụ Quận đoàn 8 phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân Quận 8 và Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt tổ chức hoạt động “Phiên tòa giả định - Xét xử vụ án sử dụng tàng trữ trái phép chất ma túy”, có hơn 1.000 học sinh tham dự; Ban Chỉ huy Quân sự Quận 8 tổ chức tuyên truyền sự hình thành, mục đích và ý nghĩa của “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11”  và một nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng cho hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ tham dự; Ủy ban nhân dân Phường 4 phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường, Đoàn Thanh niên Phường 4 và Trường Trung học phổ thông Lương Văn Can tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn, an ninh mạng và văn hóa ứng xử trên mạng cho hơn 300 học sinh tham dự.….

“Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11” luôn được quan tâm đầu tư tổ chức trên địa bàn quận một cách thiết thực, hiệu quả, nhằm tôn vinh đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, trong ngày này mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật./.

Phòng Tư pháp quận 8- Phòng PBGDPL

Tháng Tư 14, 2021

Sáng ngày 31/3/2021 tại Ủy ban nhân dân phường 9 quận 11, Ban Tổ chức Hội thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” đã tổ chức Tổng kết và trao giải hội thi. Đến tham dự lễ tổng kết và trao giải có Bà Võ Thị Thanh Trúc – Phó bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND Phường, Ông Lâm Huỳnh Đệ - Chủ tịch UBMTTQVN Phường cùng đại diện các ban ngành đoàn thể và các tập thể, cá nhân đạt giải hội thi.

Hội thi diễn ra từ ngày 14/3/2021 đến ngày 24/3/2021 bằng hình thức thi trực tuyến, đây là hoạt động hưởng ứng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, đồng thời phát huy tinh thần chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật; nâng cao hiểu biết về pháp luật, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Nội dung thi tập trung vào các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; một số quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có liên quan đến bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Kết quả cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích cho các cá nhân trả lời đúng nhất các câu hỏi của hội thi và 1 giải tập thể cho đơn vị Khu phố 2 với số người tham gia hội thi đông nhất./.

            Phòng Tư pháp Quận 11- Phòng PBGDPL

Tháng Mười Một 23, 2023

Ngày 13/11/2023, quận Bình Thạnh tổ chức hoạt động tuyên truyền Luật Trẻ em tại Trường Trung học cơ sở Cửu Long. Tại buổi tuyên truyền, Thạc sĩ Trần Thị Hồng - Phó trưởng phòng Phòng khám Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình/Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã phổ biến một số nội dung trọng tâm của Luật Trẻ em và các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho hơn 697 học sinh, giáo viên và nhân viên Trường Trung học cơ sở Cửu Long.

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 10 năm thực hiện Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11, qua đó trang bị các kiến thức cần thiết cho trẻ em về quyền và nghĩa vụ của mình; biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, góp phần nâng cao nhận thức của các em để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh./.

Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh- Phòng PBGDPL

Tháng Năm 4, 2021

Nhằm phát huy vai trò của chức sắc, chức việc, nhà tu hành và các tín đồ tôn giáo trên địa bàn quận trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nói chung và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 nói riêng.

Vào lúc 09 giờ 00 phút, ngày 29 tháng 4 năm 2021 tại Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, Phòng Tư pháp quận phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận tổ chức hội nghị tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 cho các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và các tín đồ tôn giáo trên địa bàn quận.

Các đại biểu đã được nghe phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân như: nguyên tắc bầu cử; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử; nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử; nguyên tắc vận động bầu cử; những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử; nguyên tắc bỏ phiếu; việc kiểm phiếu; công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử; các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong bầu cử,…
Qua đó giúp các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và các tín đồ tôn giáo nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026; các quy định về tiêu chuẩn và các bước trong quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Trên cơ sở đó tích cực tuyên truyền sâu rộng để mọi người dân nắm chắc quy định pháp luật về công tác bầu cử, góp phần tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026./.

 

Phòng Tư pháp Quận Tân Phú- Phòng PBGDPL

Tháng Mười Hai 20, 2023

Ngày 07/12/2023, quận Bình Thạnh tổ chức tuyên truyền Quyết định số 25/2021/QĐ-TTG ngày 22/7/2021 của Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho hơn 42 đại biểu tham dự là cán bộ, công chức, người lao động tại Ủy ban nhân dân Phường 6. Tại buổi tuyên truyền ông Ngô Quốc Anh – Chủ tịch UBND phường đã phổ biến triển khai một số nội dung trọng tâm của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTG như: việc đánh giá, điều kiện để công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; việc tự chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu; trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động được phân công theo dõi, đánh giá, tự chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó, đã giúp cho cán bộ, công chức và các ban ngành đoàn thể nắm rõ các nội dung, quy trình cũng như tiến độ đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, nhằm giúp cho cán bộ, công chức, người lao động của phường cập nhật, nắm rõ kiến thức về đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; đảm bảo tiến độ và hồ sơ đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023./.

Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh- Phòng PBGDPL

Tháng Mười 18, 2021

Thực hiện Kế hoạch số 461/KH-TP ngày 29/9/2021, Phòng Tư pháp Quận 11 đã tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi” năm 2021.

Hội thi nằm trong đợt hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) năm 2021 và nhằm phổ biến sâu rộng trong đội ngũ Hòa giải viên cơ sở các nội dung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động hòa giải ở cơ sở. Hội thi đã diễn ra từ 08 giờ 00 ngày 01/10/2021 đến 17 giờ 00 ngày 17/10/2021 với hình thức thi trực tuyến. Thí sinh truy cập vào địa chỉ https://forms.gle/VSWrwU5ueruCsrYH9 hoặc quét mã QR Code để tham gia hội thi. Thí sinh trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm và 01 câu hỏi phụ (dự đoán số người tham gia hội thi). Căn cứ tổng số điểm thi của mỗi thí sinh, Ban Giám khảo sẽ chọn ra những bài thi có số điểm tuần tự từ cao đến thấp để xếp hạng và đề nghị Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật Quận khen thưởng. Trường hợp bài thi có cùng số điểm, Ban tổ chức sẽ căn cứ vào câu hỏi phụ và thời gian tham gia hội thi sớm nhất để chọn bài thi xếp hạng cao hơn.
Đối tượng dự thi: Lực lượng Hòa giải viên cơ sở thuộc Ủy ban nhân dân 16 phường. Cơ cấu giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 05 giải khuyến khích./.

 

Phòng Tư pháp Quận 11- Phòng PBGDPL

 

Tháng Một 30, 2024

Ngày 27/01/2024, quận Bình Thạnh tổ chức tuyên truyền Luật Nghĩa vụ Quân sự và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Phường 1. Tại buổi tuyên truyền, Thượng tá Lê Xuân Hưng – QUV/Chính trị viên BCH Quân sự quận đã giới thiệu một số nội dung cơ bản về các chế tài xử phạt khi có hành vi cố ý không nhận lệnh, gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ… cho hơn 80 cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân đặc biệt là những công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ.

Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực nhằm giúp cho những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nâng cao tinh thần trách nhiệm với Tổ quốc. Đồng thời nhận định vai trò của gia đình trong việc động viên khuyến khích con em mình tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Qua đó góp phần xây dựng an ninh quốc phòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

/PF.Base/file/ckfinder/files/bth tt qsqp.jpg

Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh- Phòng PBGDPL