Tháng Mười 14, 2019

Ngày 24/6/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2019 và thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và quy định chi tiết tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, cụ thể: Hoạt động xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật (từ Điều 5 đến Điều 9) và hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 10 đến Điều 13) với nội dung cụ thể:

- Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật, gồm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật;

+ Vụ việc, vướng mắc pháp lý; bản án, quyết định của tòa án; phán quyết của trọng tài thương mại;

+ Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

+ Quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến doanh nghiệp;

+ Văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật và thủ tục hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm:

+ Cung cấp thông tin, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có);

+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bao gồm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật;

+ Tư vấn pháp luật, bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với các quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và nguồn lực theo quy định.

Nghị định số 55/2019/NĐ-CP được ban hành trong thời điểm Đảng và Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách, quy định nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công tác thực thi pháp luật nhằm thực thi mạnh mẽ thông điệp “Chính phủ kiến tạo” trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu thực tiễn hỗ trợ pháp lý của công đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Như vậy, với những quy định mới về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cận, tham khảo các bản án, quyết định của tòa án, các văn bản trả lời của cơ quan nhà nước đối với vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp, các văn bản tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật… (được phép công khai), qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật./.

Tháng Mười Một 12, 2019

Ngày 9/10/2019, tại Hội trường 1, Trung tâm hành chính quận Tân Bình, Phòng Tư pháp phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Thanh tra quận tổ chức Hội nghị Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019 với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp quận; Đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Ban thanh tra nhân dân, Công chức Tư pháp, Kế toán, Thủ quỹ Ủy ban nhân dân 15 phường và Báo cáo viên pháp luật quận.

Tại Hội nghị, Luật sư Dương Quang Thọ, đã phổ biến những nội dung cơ bản các quy định mới của pháp luật về Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cùng những tình huống thực tiễn. Qua đó, đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn quận nắm vững các quy định của pháp luật, từ đó thực hiện đúng chủ trương, chính sách và pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các cơ quan, đơn vị, địa phương./.

Tháng Năm 28, 2019

Nhằm phổ biến mục đích, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng năm 2018 góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành Luật An ninh mạng của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện, ngăn chặn và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Sáng nay, ngày 28 tháng 5 năm 2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng cho hơn 200 đại biểu là cán bộ, công chức tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, giáo viên các trường và đội ngũ báo cáo viên pháp luật huyện với sự hướng dẫn của Ông Dương Quang Thọ - Báo cáo viên pháp luật thành phố - nguyên Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng Mười 14, 2019

Kể từ ngày 16/10/2019, mức thu lệ phí và các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí căn cước công dân được thực hiện theo Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp căn cước công dân. Một số nội dung cụ thể của Thông tư số 59/2019/TT-BTC:

1. Mức thu lệ phí (Điều 4):

- Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

2. Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí (Điều 5):

a) Các trường hợp miễn lệ phí:

- Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

- Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

- Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

b) Các trường hợp không phải nộp lệ phí:

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định.

- Đổi thẻ căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân./.

Tháng Mười Một 12, 2019

Ngày 21/9/2019, tại Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản (Số 11 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1), Phòng Tư pháp Quận 1 phối hợp Quận đoàn 1 tổ chức Vòng sơ kết hội thi "Cán bộ, công chức, viên chức trẻ, giỏi, thân thiện" năm 2019.

Vòng sơ kết hội thi thu hút 12 đội thi với 60 lượt thí sinh tham dự. Các đội thi gồm 05 người/đội. Các thí sinh tham gia dự thi là các đoàn viên trẻ đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Quận 1 và 01 đội khách mời đến từ Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần thi thứ nhất, các thí sinh trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm và soạn thảo 01 văn bản hành chính trên máy tính. Trong phần thi thứ hai, các thí trả lời 01 câu hỏi tự luận với chủ đề liên quan đến: đạo đức công vụ, cải cách hành chính, thực hiện dân chủ, quy chế văn hóa công sở.

Căn cứ tổng điểm của các thành viên trong đội thi, Ban Tổ chức lựa chọn 05 đội thi có kết quả cao nhất tham gia Vòng chung kết hội thi. 05 đội thi có kết quả cao nhất cụ thể như sau: đội thi phường Cầu Ông Lãnh, đội thi Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đội thi phường Tân Định, đội thi phường Cầu Kho và đội thi phường Bến Thành. Vòng chung kết hội thi sẽ được tổ chức vào sáng ngày 28/9/2019 (thứ Bảy) tại Hội trường Ủy ban nhân dân Quận 1.

Tháng Mười Hai 24, 2019

Ngày 28/11/2019, tại Hội trường Trung tâm bồi dưỡng Chính trị Quận 5, Ban Tuyên giáo Quận ủy, Bảo hiểm xã hội quận, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp và Doanh nghiệp trên địa bàn Quận 5 với sự tham dự của gần 500 đại biểu bao gồm 2 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Luật Trọng tài Thương mại 2010 và các văn bản có liên quan do Thạc sĩ Vũ Trọng Khang – Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại TP.HCM Tracent. Tổng thư ký hội trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo và cũng đã trả lời 5 ý kiến liên quan đến nội dung báo cáo.

Chuyên đề 2: đối thoại các chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tự nguyện do Bà Nguyễn Ngọc Giao Châu – Trưởng phòng khai thác thu nợ Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh báo cáo và cũng đã trao đổi, giải đáp thắc mắc cho người lao động 15 ý kiến với các nội dung xoay quoanh việc tính lương hưu, được hưởng tỉ lệ phần trăm như thế nào đối với đối tượng đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện và trong nhà nước; ngoài nhà nước; đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Qua buổi tuyên truyền đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp nắm vững về chế định Trọng tài Thương mại cũng như trình tự thủ tục pháp lý, tranh chấp theo Luật Trọng tài thương mại 2010 và các văn bản có liên quan. Nâng cao việc nhận thức ý nghĩa của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động; các cơ quan, tổ chức; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; nâng cao hiệu quả công tác thi hành Pháp luật về quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay./.

Tháng Tám 8, 2019

Sáng 05/7/2019, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) huyện Nhà Bè đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2019triển khai phương hướng 6 tháng cuối năm.

Tại Hội nghị, các đơn vị đã báo cáo những công việc, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác PBGDPL đã hoàn thành; việc nhiều đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL và một số kết quả đáng khích lệ như:

Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất cho Thường trực Huyện ủy, UBND huyện các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn Huyện, đảm bảo nội dung, yêu cầu của cấp trên, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương; qua đó, góp phần phòng ngừa và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm, tố giác tội phạm trong quần chúng nhân dân; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Nội dung, hình thức tuyên truyền không ngừng được đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với đối tượng cần tuyên truyền; một số hình thức tuyên truyền ở cơ sở đạt hiệu quả cao như: tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, PBGDPL lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ, ấp, PBGDPL trong học sinh, xây dựng tiểu phẩm pháp luật, phiên tòa giả định, chương trình phát thanh trên Đài phát thanh...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các đại biểu tham dự Hội nghị cũng thẳng thắn chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác PBGDPL và nguyên nhân, từ đó đề ra giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2019.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Quang Sơn, Trưởng Phòng Tư pháp huyện - Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Huyện đã đề nghị các cơ quan, đơn vị thành viên Hội đồng cần triển khai thực hiện tốt các việc sau: chủ động phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng và UBND các xã - thị trấn trong công tác tuyên truyền PBGDPL, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền PBGDPL, nắm bắt tình hình tuân thủ và chấp hành pháp luật trong nhân dân, kịp thời phản ánh, đề xuất với thường trực Hội đồng về nội dung, lĩnh vực, đối tượng và hình thức tuyên truyền cho phù hợp, trong đó đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền PBGDPL cho các đối tượng đặc thù và tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác ph biến, giáo dc pháp lut giai đon 2018 – 2021” năm 2019./.

Tháng Tám 8, 2019

Ngày 12/7/2019, tại Hội trường Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp, Phòng Tư pháp phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ quận và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức "Ngày phụ nữ và pháp luật" gắn với chủ đề “Năm an toàn cho Phụ nữ và Trẻ em” với hơn 200 lượt người là phụ nữ người dân tộc thiểu số, lao động nhập cư đang sinh sống và làm việc tại địa phương, nạn nhân bạo lực gia đình... tham dự.

Tại Hội nghị, Hội LHPN Quận đã chia sẻ nội dung "Vận dụng văn hóa ứng xử trong phòng, chống bạo lực gia đình"; ngoài ra, bà Lê Hồng Vịnh - Báo cáo viên pháp luật Quận, đã phổ biến những quy định liên quan đến bạo hành trong gia đình, kỹ năng để tự bảo vệ mình, văn hóa ứng xử trong gia đình…. Qua đó, giúp các gia đình nhận thức rõ hơn những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, từ đó hạn chế bạo lực xảy ra, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no.

Cũng trong dịp này, các Luật sư đến từ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh đã tư vấn pháp lý miễn phí cho 16 trường hợp liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, thuế chuyền quyền sử dụng đất, quy định cấp Chứng minh Nhân dân (Thẻ căn cước đối với trường hợp mất giấy gốc), chuyển hộ khẩu nhiều nơi (chủ yếu là phụ nữ dân tộc), mất giấy khai sinh, chuyển trường cho con từ các tỉnh về Thành phố...

Tháng Mười 14, 2019

Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép trên các dòng sông diễn biến phức tạp, gây mất an ninh, trật tự. Một số đoạn sông do các đối tượng khai thác cát trái phép đã sạt lở khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp và các công trình xây dựng ven sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhằm tăng cường phổ biến pháp luật, ngăn ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về khai thác cát trái phép nói riêng và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản nói chung, sau đây xin giới thiệu một số quy định của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, cụ thể như sau:

Điều 40. Vi phạm quy định về công suất được phép khai thác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt dưới 15% so với công suất được phép khai thác hàng năm ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt dưới 5.000 tấn, cụ thể như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác vượt quá công suất được phép khai thác hàng năm ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 15% đến dưới 25% hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt từ 5.000 tấn đến dưới 10.000 tấn, cụ thể như sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

3. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25% đến dưới 50% hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt từ 5.000 tấn đến dưới 10.000 tấn cụ thể như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

4. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 50% đến dưới 100% hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt từ 10.000 tấn đến dưới 20.000 tấn cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

5. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 100% trở lên hoặc tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác trong năm vượt từ 100.000 tấn trở lên cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 44. Vi phạm về khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác đến dưới 10m3;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 10m3 đến dưới 15m3;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 15m3 đến dưới 20m3;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 20m3 đến dưới 30m3;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30m3 đến dưới 40m3;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 50m3 trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;

h) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi khối lượng khoáng sản là cát, sỏi lòng sông đã khai thác từ 50m3 trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.

b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Tháng Mười Một 12, 2019

Ngày 18/9/2019, Cụm thi đua 2, khối quận, huyện gồm: Quận 4, Quận 6, Quận 8, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú, quận Gò Vấp. Tổ chức Hội thi Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bằng tiếng dân tộc năm 2019. Đến tham dự hội thi có Ông Tăng Cẩm Vinh – Phó Trưởng ban Ban Dân tộc thành phố, ông Võ Thành Minh – Quận ủy viên – Phó Chủ tịch UBND quận Phú Nhuân cùng đại diện lãnh đạo, 11 thí sinh đại diện cho các Quận và hơn 80 đồng bào dân tộc đã đến tham dự cổ vũ cho Hội thi.

Phát biểu khai mạc ông Võ Thành Minh – Quận ủy viên – Phó Chủ tịch quận Phú Nhuận, thay mặt cho lãnh đạo Cụm thi đua 2 khối các quận, huyện đã động viên các thí sinh nỗ lực, tự tin tham gia thật tốt phần thi của mình để đạt kết quả tốt nhất góp phần cho hội thi được thành cônghy vọng rằng, Hội thi năm nay là sự khởi đầu cho một trong các giải pháp góp phần cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc ngày một hiệu quả hơn giúp cho đồng bào của mình hiểu biết đầy đủ và đúng đắn các quy định của pháp luât một cách thật dễ hiểu, dễ làm góp phần vào việc chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước và bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng dân tộc mình.

Trong phần tuyết trình, các thí sinh tham gia đã đưa đến Hội thi các nội dung cơ bản về chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc, các luật về An ninh mạng; Luật Bảo vệ môi; Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007...Với sự chuẩn bị chu đáo và tự tin, môt số thí sinh đã làm tốt phần thuyết trình của mình giúp chuyển tải tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng tiếng dân tộc một cách xuất sắc được các vị giám khảo khen ngợi và sự cổ vũ sôi nỗi của các cổ động viên tham dự.

Kết quả hội thi, giải nhất Quận Bình Thạnh, giải nhì Quận 8, giải ba quận Tân Phú và giải khuyến khích cho các quận Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Thạnh và Quận 6.