Tháng Bảy 19, 2024

Nhằm chung tay phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chương trình xúc tiến du lịch gắn với các phẩm du lịch đặc trưng, các sự kiện thường niên, các chiến dịch quảng bá giới thiệu thương hiệu du lịch đến du khách trong nước và quốc tế. Năm 2024, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm ứng dụng Bộ nhận diện thương hiệu du lịch và các kênh truyền thông quảng bá xúc tiến du lịch.

Thực hiện đề nghị phối hợp của Sở Du lịch, Sở Tư pháp Thành phố đăng tải, giới thiệu Bộ nhận diện thương hiệu du lịch, các kênh truyền thông và chuỗi phim ngắn quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho công tác truyền thông, quảng bá thu hút du khách trong và ngoài nước. 

Quý Cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm, tìm hiểu vui lòng nhấn vào link đính kèm để quét mã QR code xem Bộ nhận diện thương hiệu du lịch và chuỗi phim ngắn quảng bá du lịch Thành phố Hồ Chi Minh./.

 

/PF.Base/file/ckfinder/files/mã qr code(1).png

Phòng PBGDPL- Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh

Tháng Bảy 19, 2024

Nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân thông qua các phiên tòa và thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách tư pháp. Ngày 17/7/2024, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cần Giờ phối hợp cùng Tòa án nhân dân huyện Cần Giờ mở phiên tòa xét xử công khai vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Phan Thị Thái và bị đơn ông Trịnh Văn Xường.

Nội dung vụ án như sau: Năm 2002 bà Nguyễn Thị Buôn có bán 60m2  cho ông Trần Minh Khang. Sau đó ông Khang bán lại phần đất trên cho bà Phan Thị Thái bằng giấy tay, bà Thái đã giao đủ tiền và ông Khang đã giao đất cho bà Thái sử dụng.

Đối với phần đất còn lại 102m2 (ngang 3,4m, dài 30m) bà Buôn tiếp tục sử dụng cho đến năm 2006 bà Buôn được UBND huyện cần Giờ cấp GCNQSDĐ số H011111, thửa 15, tờ bản đồ số 21, tọa lạc tại Cần Thạnh, đối với toàn bộ diện tích 162m2 (trong đó có phần 60m2 đã bán).

Năm 2007 bà Buôn thỏa thuận với ông Xường bán căn nhà tọa lạc trên 102m2 đất thực tế đang sử dụng, do chưa làm thủ tục tách riêng 60m2 nên bà Buôn có giao kết sang tên cho ông Xường toàn bọ 162m2 nhưng ông Xường có trách nhiệm tách số trả cho người mua trước phần diện tích 60m2 mà bà Buôn đã bán và ông Xường đồng ý. Ngày 23/4/2007, bà Buôn và ông Xường lập hợp đồng công chứng số 88/CN chuyển nhượng 162m2 đất cho ông Xường.

Việc bà Buôn được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 162m2, trong đó có phần diện tích 60m2 bà Thái đã mua, sau đó ông Xường được cấp GCNQSDĐ cả phần diện tích này, hộ bà Thái hoàn toàn không biết. Thực tế hiện nay phần đất này là đất trũng, ngập nước, nên từ khi mua chúng tội vẫn sử dụng kết hợp trồng cây phần đất sát bên và chăn nuôi gia cầm. Đến khoảng giữa tháng 10/2021, ông Xường gặp chúng tội và nói đã được cấp GCNQSDĐ đối với phần đất trên và yêu cầu bà Thái trả 300.000.000đ, với lý do ông Xường đã đóng tiền thuế 60m2 đất này nhưng bà Thái không đồng ý. Từ đó đến nay ông Xường đã ngăn cản bà Thái sử dụng phần đất này.

Nhận thấy phần diện tích 60m2 bà Thái đã mua từ năm 2002, đã và đang sử dụng ổn định lâu dài, ông Xường biết rõ khi nhận chuyển nhượng đất từ bà Buôn chỉ có 102m2, phần còn lại 60m2 ông Xường chỉ là người đứng tên trên danh nghĩa, ông Xường đã thừa nhận chỉ nhận chuyển nhượng 102m2 đất tại buổi hòa giải ngày 25/5/2022 tại UBND TT Cần Thạnh.

Việc UBND huyện Cần Giờ cấp GCNQSDĐ phần đất trên cho ông Xường là thể hiện chưa đầy đủ người có quyền cùng sử dụng đất, cũng như việc ông Xường ngăn cản bà Thái sử dụng phần đất trên là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bà Thái.

Do hai bên không thể thỏa thuận được, bà Thái yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Cần Giờ buộc ông Xường trả lại phần đất 60m2 bằng cách cho hộ bà Thái đứng tên cùng sử dụng vào GCNQSDĐ đối với phần đất này. Trường hợp ông Xường có nhu cầu chuyển nhượng thì phải thỏa thuận với hộ bà Thái, đồng thời trả lại toàn bộ số tiền giá trị chuyển nhượng tương đương diện tích 60m2 đất, làm một lần ngay sau khi làm thủ tục chuyển nhượng.

 

Tại phiên tòa các đương sự đã tranh tụng, tranh luận sôi nổi để bảo vệ quan điểm của mình. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên đã làm rõ các tình tiết của vụ án, giải thích pháp luật về đất đai theo Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2013; Các điều của Bộ luật dân sự 1995; Bộ luật dân sự năm 2005 về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất để các đương sự hiểu rõ.

Việc tuyên truyền pháp luật thông qua các phiên tòa dân sự, hôn nhân gia đình là việc làm xuyên suốt của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cần Giờ hàng năm. Thông qua các phiên tòa sẽ giải thích pháp luật đối với từng tranh chấp cụ thể để người dân, đương sự nắm rõ khi thực hiện các giao dịch, tránh vi phạm pháp luật.

Tháng Bảy 15, 2024

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, tiếp cận thông tin pháp luật của cán bộ, công chức, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn huyện, tạo sự đa dạng trong các hình thức tuyên truyền, Phòng Tư pháp huyện đã phối hợp với Huyện đoàn và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức hội thi trực tuyến chủ đề “Công dân tiếp cận thông tin pháp  luật”.

Hội thi diễn ra với 02 đợt thi, mõi đợt diễn ra từ 08 giờ 00 phút đến 23 giờ 59 phút. Cụ thể: Đợt 1: Từ ngày 15/7/2024 đến ngày 27/7/2024 và Đợt 2: Từ ngày 29/7/2024 đến 10/8/2024.

Các nội dung thi gồm: Luật Tiếp cận thông tin, Luật Căn cước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Ban tổ chức sẽ trao 06 giải cho các thí sinh có tổng số điểm cao nhất ở 02 đơt thi với tổng giá trị giải thưởng là 3.100.000 đồng.

Tháng Bảy 12, 2024

Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên, hội viên, thanh niên và người dân về pháp luật giao thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng cần thiết về ATGT khi tham gia giao thông, nhất là giao thông đường bộ.

Ngày 07/7/2024 Hội Nông dân thị trấn Cần Thạnh phối hợp cùng Hội LHTN Việt Nam thị trấn Cần Thạnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cần Thạnh tổ chức chương trình "Truyền thông về An toàn giao thông" năm 2024, kết hợp tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng - tìm hiểu về pháp luật an toàn giao thông" cho 45 hội viên, thanh niên và người dân trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh. Hội thi đã trao giải thưởng cho 05 cá nhân, tổng kinh phí tổ chức 1.000.000 đồng từ nguồn vận động xã hội hóa.

Tháng Sáu 26, 2024

Kế hoạch nhằm cải thiện các nội dung của Chỉ số PAPI năm 2023; đánh giá, xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI của TP trong năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025 một cách ổn định, bền vững; lồng ghép, cụ thể hóa hiệu quả công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với 03 Chương trình đột phá và 01 Chương trình trọng điểm phát triển TP theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 và đồng bộ với kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của UBND TP.

Kế hoạch đã đề ra 3 nhóm giải pháp thực hiện:

Nhóm giải pháp công tác chỉ đạo, điều hành

- Nâng cao nhận thức của từng cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của Chỉ số PAPI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP; tăng cường hành động, tạo sự chuyển biến đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt trong thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số PAPI trong thời gian tới.

- Chú trọng đổi mới tư duy, hành động cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực, đưa việc thực hiện giải pháp nâng cao Chỉ số PAPI trở thành nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của từng cơ quan, địa phương; gắn với triển khai thực hiện các nhiệm vụ nâng cao Chỉ số PAPI với công tác thi đua, khen thưởng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu.

- Tiếp thu, đối thoại với người dân, doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức, viên chức; quan tâm tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho chính quyền cơ sở gắn việc triển khai thực hiện Chỉ số PAPI vào tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân người đứng đầu và cơ quan, địa phương.

- Thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước khác do TP và các ngành, địa phương phát động; đặc biệt là áp dụng tiêu chí để khen thưởng, đánh giá sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND quận, huyện, Thành phố Thủ Đức và phường, xã, thị trấn.

- Phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để HĐND TP, các vị đại biểu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện phản biện xã hội, giám sát góp ý cho việc thực hiện hiệu quả hơn các nội dung nâng cao Chỉ số PAPI.    

- Nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ và trong tiếp công dân.

2. Nhóm giải pháp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền

- Quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức các nội dung tuyên truyền cần tập trung trong năm 2024: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; trọng tâm là 03 Chương trình đột phá và 01 Chương trình trọng điểm phát triển TP; Các quy định của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; Các nội dung thành phần Chỉ số PAPI và giải pháp cải thiện; các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; Mục đích của việc khảo sát, kết quả đánh giá Chỉ số PAPI của Thành phố với Hội nghị đối thoại với Nhân dân ở phường, xã, thị trấn về tình hình hoạt động của UBND phường, xã, thị trấn những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nguyện vọng của người dân ở địa phương; Tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, từng nhóm đối tượng và từng khu vực dân cư, chú trọng phát huy tuyên truyền trên các nền tảng số (Cổng/trang thông tin điện tử, fanpage, mạng xã hội), tổ chức các hoạt động truyền thông trực quan đến với người dân thông qua các Tổ công nghệ số cộng đồng, tuyên truyền trên  hệ thống loa phát thanh cơ sở, …

3. Nhóm giải pháp cụ thể theo 08 chỉ số nội dung thành phần

UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ quyết tâm nâng các chỉ số đã đạt tốt, khắc phục, cải thiện các chỉ số đạt thấp theo chỉ số nội dung; trong đó, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong cải thiện Chỉ số PAPI.

Ngoài ra, UBND TP cũng giao các sở, ban, ngành tham mưu Kế hoạch thực hiện các nội dung thành phần cụ thể để cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

Nguồn (https://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/pages/2024-6-12/TPHCM-Cai-thien-Chi-so-Hieu-qua-quan-tri-va-Hanh-ckly0qekgt8qg.aspx)

Tháng Sáu 26, 2024

Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP về hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu "tiếp cận pháp luật" trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2024, thay thế Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Để triển khai đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 1143/QĐ-BTP ngày 20/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trên địa bàn Thành phố, Sở Tư pháp kính chuyển Quyết định nêu trên và đề nghị các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp (Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, địa chỉ 141 – 143 đường Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3, điện thoại 028.38242893, thư điện tử: pbgdpl.stp@tphcm.gov.vn) để cùng phối hợp xử lý hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, giải quyết./.