Tháng Tư 4, 2019

Nhằm tăng cường PBGDPL trong trường học, ngày 01/4/2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận Tân Phú đã tổ chức tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ cho giáo viên và học sinh trường THCS Võ Thành Trang.

Tại buổi tuyên truyền, Trung tá Phạm Vũ Thuận – Cán bộ Đội Cảnh sát giao thông, Công an quận Tân Phú đã phổ biến quy định pháp luật và các lỗi thường vi phạm khi tham gia giao thông như: không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; phóng nhanh vượt ẩu; lấn tuyến; không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường, làn đường quy định; không đội mũ bảo hiểm,không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông. Qua đó, giúp cho các em hiểu rõ quyền, nghĩa vụ khi tham gia giao thông và hạn chế thấp nhất những rủi ro tai nạn có thể xảy ra./.

 

                                                    

Tháng Tám 8, 2019

Ngày 20 và 21 tháng 6 năm 2019, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hơn 500 hòa giải viên trên địa bàn quận.

Tại Hội nghị, Bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Thẩm phán trung cấp, Chánh tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân Thành phố đã phổ biến những kiến thức pháp luật và kỹ năng cơ bản cho lực lượng hòa giải viên trên địa bàn quận, đó là những cẩm nang cần thiết cho người làm công tác hòa giải, kịp thời giải quyết những tranh chấp nhỏ tại cơ sở, khu phố, tổ dân phố.

Tại Hội nghị tập huấn lần này, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp cũng triển khai Chỉ thị 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”. Ban Tổ chức đã cung cấp cho hòa giải viên, đại biểu tham dự tập huấn chai thủy tinh đựng nước uống sử dụng nhiều lần, đây là việc làm thiết thực, cụ thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên do rác thải từ nhựa, nilon gây ra. Từ đó, lực lượng hòa giải viên là những tuyên truyền viên vận động gia đình, người thân và người dân cùng thực hiện./.

Tháng Mười 14, 2019

Ngày 22/8/2019, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật  Quận 1 đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các quy định của Luật Giao thông đường bộ cho các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê xe gắn máy và người dân trên địa bàn Quận.

Tham dự buổi tuyên truyền, các đại biểu đã được cán bộ Công an Quận 1 thông tin tình hình liên quan đến trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quận trong thời gian qua, trong đó, tập trung nhấn mạnh tình trạng vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người nước ngoài trên địa bàn quận.

Theo phân tích, nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tình trạng này một phần do lỗi chủ quan của người nước ngoài, một phần khác do người chủ cơ sở cho thuê xe đã giao xe hoặc để cho người nước ngoài sử dụng xe khi không đủ điều kiện theo Luật Giao thông đường bộ. Do đó, báo cáo viên đã đề nghị các chủ cơ sở cho thuê xe gắn máy không cho những người nước ngoài không đủ điều kiện của Luật Giao thông đường bộ thuê xe như: không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không hợp pháp tại Việt Nam.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, thời gian qua, Quận 1 đã tiến hành tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông của người nước ngoài trên địa bàn quận. Cụ thể, từ ngày 01/8 đến ngày 15/8/2019, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an Quận 1 đã lập biên bản xử phạt 11 trường hợp người nước ngoài vi phạm Luật Giao thông đường bộ với các lỗi như: điều khiển phương tiện lưu thông ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, giấy phép lái xe không hợp lệ, không mang giấy tờ xe...

Trong thời gian tới, Quận 1 tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung quy định đảm bảo trật tự cho người nước ngoài và các cơ sở có liên quan đến hoạt động cho người nước ngoài thuê xe gắn máy. Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý đối với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông của người nước ngoài trên địa bàn quận./.

Tháng Mười Một 12, 2019

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ LÀ GÌ? Là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GỒM NHỮNG AI?

*Người có công với cách mạng, bao gồm những người sau đây: 

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. 

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Liệt sĩ; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh. 

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng. 

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. 

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. 

+ Người có công giúp đỡ cách mạng. 

* Người thuộc hộ nghèo.

* Trẻ em.

* Người dân tộc thiểu số trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

* Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

* Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

* Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

+ Người nhiễm chất độc da cam.

+ Người cao tuổi.

+ Người khuyết tật.

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự.

+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.

+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.

+ Người nhiễm HIV.

NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CÓ QUYỀN LỢI GÌ?

Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

Được yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

Được lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp.

Được thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.

NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CÓ NGHĨA VỤ GÌ?

Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

PHẠM VI TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu.

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở NHỮNG LĨNH VỰC NÀO? Trợ giúp pháp lý trong tất cả các lĩnh vực pháp luật trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

THỦ TỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GỒM NHỮNG HỒ SƠ GÌ?

Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người có nhu cầu được trợ giúp pháp lý cần nộp 01 bộ hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Hồ sơ gồm có:

+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

+ Các giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

+ Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có).

CÁC HÀNH VI NÀO BỊ NGHIÊM CẤM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ?

Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.

Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

TỔ CHỨC NÀO THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH? Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh - Số 470 Nguyễn Tri Phương - Phường 9 - Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng Mười Hai 24, 2019

Ngày 27/11/2019 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phòng Tư pháp, Phòng Nội vụ, Hội Cựu chiến binh, Ban Chỉ huy Quân sự và Quận Đoàn 5 phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật Quốc phòng, Luật Thanh niên và các văn bản có liên quan với sự tham dự của các đại biểu đại diện các phòng ban chuyên môn và 224 là lực lượng dân quân, dân quân tự vệ; Ban chấp hành Đoàn phường, Chi đoàn, đoàn viên, hội viên, thanh niên; thân nhân và thanh niên trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự trên địa bàn quận. Tại Hội nghị, Báo cáo viên pháp luật Quận 5 Thượng tá Huỳnh Văn Minh – Chính trị viên Ban chỉ huy Quân sự Quận đã phổ biến những nội dung cơ bản liên quan về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Luật Quốc phòng, Luật Thanh niên. Qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thanh, thiếu niên trên địa bàn quận, giúp trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản, gắn với công tác tuyên truyền vận động tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2020 và đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quân sự, quốc phòng tại địa phương./.

Tháng Bảy 13, 2020

Ngày 23/6/2020, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận Phú Nhuận phối hợp Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật trẻ em năm 2016 và tập huấn Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục năm 2020 (theo Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp quận; lãnh đạo, cán bộ làm công tác trẻ em 15 phường và Cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ, chăm sóc trẻ em 15 phường trên địa bàn quận.

Tại Hội nghị, Báo cáo viên ông Nguyễn Văn Tính, Phó trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố đã phổ biến những nội dung liên quan đến Luật trẻ em 2016 và các biện pháp hỗ trợ, can thip đi vi trưng hp trẻ em b xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lt, brơi và tr em có hoàn cnh đc biệt, trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em

Thông qua Hội nghị, nhằm phát hiện và phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn quận; quy trình tiếp nhận, phối hợp xử lý thông tin và đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt./.

Tháng Bảy 31, 2020

Sáng ngày 17/7/2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Quận Đoàn 5, Phòng Tư pháp và Phòng Nội vụ tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và thanh niên người Hoa trên địa bàn Quận 5. Đến tham dự có Ông Trần Chí Vĩ – Chánh văn phòng Ban Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai những nội dung cơ bản của Luật Tiếp cận thông tin và những điểm mới của các quy định pháp luật về chính sách dân tộc. Với 150 người tham dự là đồng bào dân tộc thiểu số và thanh niên người Hoa trên địa bàn quận, cấp phát 300 tờ gấp có nội dung liên quan.

Qua buổi hội nghị nhằm phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cộng đồng người dân tộc thiểu số,  người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với người dân tộc Hoa trên địa bàn quận về những nội dung cơ bản của Luật Tiếp cận thông tin và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách đặc thù trong đồng bào dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực an sinh xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn quận, nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức trách nhiệm quyền công dân trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức có mời Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố và các ông/bà Luật sư là cộng tác viên của trung tâm về tư vấn pháp luật miễn phí, cho đối tượng trợ giúp pháp lý có nhu cầu, có 15 trường hợp được tư vấn miễn phí về lĩnh vực dân sự: thừa kế, di chúc, đất đai và quyền lợi liên quan đến người khuyết tật./.

 

September 29, 2020

Nhằm xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên nắm vững nghiệp vụ chuyên môn về pháp luật, kỹ năng truyền đạt thông tin trực tiếp đến với người dân thông qua việc tuyên truyền miệng; các kỹ năng về soạn thảo nội dung thông tin tuyên truyền bằng các phương pháp cơ bản phục vụ cho hoạt động tuyên truyền pháp luật. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Củ Chi xây dựng Kế hoạch số 467/KH-HĐPH ngày 24 tháng 6 năm 2020 về bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2020.

Chiều ngày 24 tháng 9 năm 2020, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Bình Chánh tổ chức lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn huyện Bình Chánh năm 2020. Đến dự lớp bồi dưỡng có bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Huyện và 115 đại biểu là báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện và 16 xã, thị trấn.

Lớp bồi dưỡng đã nghe Tiến sĩ Phạm Ngọc Lợi, Trưởng khoa Dân vận và Công tác xã hội, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh tập huấn về: kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng xây dựng đề cương tuyên truyền và trình bày một buổi tuyên truyền miệng. Đại biểu dự lớp bồi dưỡng đã trao đổi, thảo luận sôi nổi và tiếp thu những kiến thức cơ bản của lớp để áp dụng vào công việc trong thời gian tới./.

Tháng Mười Một 6, 2020

Sáng ngày 03/11/2020, Ủy ban nhân dân Quận 7 đã tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11” dưới hình thức tuyên truyền, phổ biến một số quy định về Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản có liên quan, thu hút 136 lượt cán bộ, công chức trực thuộc các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp, đoàn thể và 10 phường trên địa bàn tham dự.

Tại hội nghị, đại biểu đã nghe bà Nguyễn Huỳnh Kiên Trúc - Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh phổ biến một số nội dung quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Qua Hội nghị, giúp các đại biểu tham dự củng cố kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, từ đó giúp các cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước. Điều này có ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng, chống tiêu cực hiện nay./.