Nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý và điều hành các mặt hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh cũng như hướng dẫn các kỹ năng, phương pháp thực hiện quy trình rà soát, kiểm tra, quản lý, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo theo quy định. Sáng nay, ngày 05 tháng 6 năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ về xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2020 cho gần 50 đại biểu là cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa hàn huyện với sự hướng dẫn của Bà Đỗ Trương Minh Thảo – Chuyên viên Phòng Tư pháp - Báo cáo viên pháp luật huyện.Nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý và điều hành các mặt hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh cũng như hướng dẫn các kỹ năng, phương pháp thực hiện quy trình rà soát, kiểm tra, quản lý, đánh giá việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo theo quy định. Sáng nay, ngày 05 tháng 6 năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ về xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2020 cho gần 50 đại biểu là cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa hàn huyện với sự hướng dẫn của Bà Đỗ Trương Minh Thảo – Chuyên viên Phòng Tư pháp - Báo cáo viên pháp luật huyện.
Cần Giờ triển khai kế hoạch tổ chức hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức huyện Cần Giờ chung tay cải cách hành chính” năm 2020
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng thống nhất thực hiện công tác CCHC, ngày 26/5/2020, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Cần Giờ ban hành kế hoạch số 73/KHLT-UBND-HĐ tổ chức Hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức huyện Cần Giờ chung tay cải cách hành chính” năm 2020 với các nội dung như sau:
1. Đối tượng
- Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện (kể cả các đơn vị sự nghiệp giáo dục);
- Cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
2. Số lượng tham gia
- Đối với phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện (kể cả các đơn vị sự nghiệp giáo dục): vận động ít nhất 05 thí sinh/đơn vị tham gia Hội thi;
- Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn: vận động ít nhất 10 thí sinh/xã, thị trấn tham gia Hội thi.
3. Hình thức thi
3.1. Vòng loại
- Thời gian dự thi: Gồm 02 đợt thi, cụ thể như sau:
+ Đợt 1: Từ 08 giờ 00 ngày 15/6/2020 (thứ Hai) đến hết 08 giờ 00 ngày 21/6/2020 (Chủ nhật).
+ Đợt 2: Từ 08giờ 00 ngày 22/6/2020 (thứ Hai) đến hết 08 giờ 00 ngày 28/6/2020 (Chủ nhật).
- Hình thức thi:
+ Thi trực tuyến với 20 câu hỏi trong thời gian 10 phút theo bộ đề ngẫu nhiên gắn với chủ đề của đợt thi (đường dẫn đề thi sẽ được công khai trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện trang Fanpage “Tuổi trẻ Cần Giờ”);
+ Ban Tổ chức sẽ chọn 10 thí sinh có tổng số điểm cao nhất của 02 đợt thi vào vòng chung kết. Nếu các thí sinh có kết quả bằng nhau thì Ban Tổ chức sẽ tính đến thời gian hoàn thành.
* Lưu ý: Thí sinh đăng ký tham gia trực tiếp theo đường dẫn do Ban tổ chức cung cấp. Thí sinh phải đảm bảo hoàn thành 02 đợt thi mới được công nhận kết quả. Không hạn chế số lượt thi của thí sinh.
3.2. Vòng chung kết
Các thí sinh được chọn vào vòng chung kết sẽ viết 01 bài luận (độ dài tối thiểu 4 trang giấy A4) về những sáng kiến, hiến kế của mình trong công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị. Bài viết gửi về Ban Tổ chức Hội thi (thông qua Phòng Nội vụ huyện trước ngày 10 tháng 7 năm 2020).
4. Nội dung thi
- Ứng dụng phần mềm “Cần Giờ trực tuyến”;
- Dịch vụ công trực tuyến;
- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020;
- Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 67/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Luật Cán bộ, công chức;
- Luật Viên chức;
- Kế hoạch tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố;
- Các ứng dụng công nghệ thông tin dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn huyện;
- Các Kế hoạch cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân huyện;
- Các nội dung liên quan đến Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến, hiến kế trong công tác cải cách hành chính, cụ thể: Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện chế độ hội họp, nâng cao chất lượng các cuốc họp, hội nghị; đề xuất và đưa ra các giải pháp nhằm đơn giản hóa về các thủ tục hành chính còn chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp với địa phương, đơn vị hoặc gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của các tổ chức và công dân;
- Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác cải cách hành chính hiện nay.
Quận 6 Hội nghị giao ban công tác Tư pháp - Hộ tịch
Ngày 20/5/2020, Ủy ban nhân dân quận 6 tổ chức Hội nghị giao ban công tác Tư pháp - Hộ tịch của 14 phường trên địa bàn quận định kỳ quý 1 năm 2020. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Huỳnh Tấn Đạt - Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Bùi Trọng Suốt- Trưởng phòng Tư pháp quận 6; Bà Đỗ Thị Duy Hậu- Phó trưởng phòng Tư pháp quận 6; Bà Huỳnh Thị Ngọc Hân- Phó trưởng phòng Tư pháp quận 6; cùng các đồng chí công chức phòng Tư pháp và Công chức Tư pháp- Hộ tịch 14 phường trên địa bàn quận tham dự.
Tại Hội nghi, Ông Bùi Trọng Suốt- Trưởng phòng Tư pháp quận 6 đã đề nghị Công chức Tư pháp- Hộ tịch 14 phường báo cáo những khó khăn, vướng mắc và các nhiệm vụ trọng tâm trong quý 2 năm 2020 trên các mặt công tác ngành Tư pháp.
Thông qua Hội nghị, đại diện Phòng Tư pháp quận ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp, khó khăn, vướng mắc của các phường và sẽ giải đáp trong thời gian tới và góp phần hoàn thành công tác trọng tâm tư pháp của quận trong thời gian tới./.
Quận Bình Thạnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật năm 2020
Ngày 14/5/2020, Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật quận Bình Thạnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật năm 2020 theo Quyết định số 3147/QĐ-BTP ngày 28/12/2018 Bộ Tư pháp quy định về Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
Tại buổi tập huấn Báo cáo viên pháp luật Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường - Trưởng Ban phổ biến giáo dục pháp luật Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu các kỹ năng cơ bản trong phổ biến, giáo dục pháp luật như kỹ năng chọn nội dung chủ đề, đề tài, kỹ năng nói, kỹ năng tuyên truyền…
Thông qua tập huấn Ban tổ chức lớp đã trang bị thêm kiến thức và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là việc giới thiệu các trang/cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và của UBND quận để các báo cáo viên truy cập, tra cứu tài liệu văn bản pháp luật khi thực hiện báo cáo phổ biến, tuyên truyền pháp luật tại cơ sở./.
Quận 4 biên soạn tài liệu giới thiệu một số quy định của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công
Nhằm tuyên truyền, phổ biến các quy định mới có hiệu lực rộng rãi đến nhân dân trên địa bàn, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4 biên soạn tài liệu giới thiệu một số quy định của pháp luật về Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, cụ thể như sau:
Cần Giờ giới thiệu danh sách báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật
Qua tổng họp và theo dõi tình hình hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật trên địa bàn huyện. Nhằm phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn huyện, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các đối tượng cán bộ, công chức và nhân dân đáp ứng nhu cầu tuyên truyền miệng về pháp luật cho các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể huyện và xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Phòng Tư pháp Cần Giờ ban hành Công văn số 388/TP ngày 13/5/2020 về giới thiệu danh sách báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn huyện cần Giờ đến các cơ quan, đơn vị để biết nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể huyện và xã, thị trấn trên địa bàn huyện chủ động liên hệ trực tiếp với báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật khi có nhu cầu tuyên truyền pháp luật ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
Cần Giờ triển khai kế hoạch tổ chức hội thi tìm hiểu Luật tố cáo năm 2020
Ngày 26 tháng 5 năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành kế hoạch số 2455/KH-UBND về tổ chức hội thi "Tìm hiểu Luật Tố cáo năm 2018", với nội dung thi như sau:
1. Đối tượng dự thi:
Mỗi xã, thị trấn thành lập 01 đội dự thi gồm 3 thí sinh là cán bộ, công chức cấp xã (trong đó phải có công chức tư pháp - hộ tịch).
2. Nội dung thi:
- Luật Tố cáo năm 2018;
- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
- Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
3. Hình thức thi (có thể lệ Hội thi riêng):
- Vòng 1: Giới thiệu (chào hỏi): Mỗi đội thi giới thiệu chung về thành viên, đơn vị, địa phương; khái quát về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.
- Vòng 2: Thi hiểu biết kiến thức: Bằng hình thức thi trắc nghiệm (các đội nghe câu hỏi và trả lời nhanh bằng cách giơ bảng A, B, C, D).
- Vòng 3: Thi xử lý tình huống: Ban Tổ chức Hội thi đưa ra các tình huống xử lý, giải quyết cụ thể một vụ việc tố cáo… Các đội bốc thăm và giải quyết tình huống.
Sau 3 vòng, Ban Giám khảo hội thi sẽ chọn ra 03 đội có số điểm cao hơn các đội còn lại để vào vòng chung kết xếp hạng.
- Vòng chung kết: Mỗi đội chọn 01 câu hỏi hình thức thi trắc nghiệm nhưng có giải thích về đáp án do đội mình chọn.
4. Thành phần Ban Tổ chức, Ban Giám khảo hội thi:
- Ban Tổ chức hội thi:
+ Ông Lâm Thành Danh - Chánh Thanh tra huyện - Trưởng Ban;
+ Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chánh Thanh tra huyện - Phó Ban;
+ Ông Phạm Văn Tài - Thanh tra viên Thanh tra huyện - Thành viên;
+ Ông Nguyễn Văn Toàn - Chuyên viên Thanh tra huyện - Thành viên;
+ Bà Trần Thị Ánh Vân - Chuyên viên Thanh tra huyện - Thành viên.
- Ban Giám khảo hội thi gồm:
+ Đại diện Ban Tiếp công dân huyện.
+ Đại diện lãnh đạo Thanh tra huyện.
+ Đại diện lãnh đạo Phòng Tư pháp.
5. Thời gian thi: ngày 23 tháng 7 năm 2020 (thứ năm).
6. Địa điểm thi: Hội trường Liên đoàn Lao động huyện.
Để biết được diễn biến và kết quả của hội thi, rất mong bạn đọc đón xem bản tin trong thời gian tới.
Cần Giờ triển khai thực hiện tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" đến năm 2025
Nhăm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện và từng bước đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền theo hướng thiết thực, cụ thể, sát với các đối tượng góp phần chủ động, tích cực đấu tranh, ngăn chặn, không xảy ra tình trạng tội phạm hoạt động phức tạp; giảm tội phạm so với năm trước, đảm bảo đáp ứng các chỉ tiêu đề ra. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Kế hoạch số 2441/KH-UBND ngày 26/5/2020 về tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đến năm 2025 trên địa bàn huyện Cần Giờ. Theo đó, nội dung và hình thức tổ chức tuyên truyền như sau
1. Nội dung tuyên truyền:
- Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các chương trình, kế hoạch của các Ban Chỉ đạo Trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là: Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Công văn số 389-CV/TU ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Thành ủy về triển khai Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Kế hoạch số 5116/KH-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn huyện....
- Phát động phong trào trong quần chúng về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về tội phạm, đồng thời góp phần răn đe, áp đảo tội phạm.
- Xây dựng, củng cố, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên và thường xuyên tập huấn cho các đối tượng về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tổ chức tuyên truyền pháp luật, phòng, chống tội phạm với nhiều hình thức, đa dạng về nội dung; xây dựng, nhân rộng các mô hình tham gia đảm bảo an ninh trật tự do cơ quan, tổ chức, đoàn thể tham mưu, tổ chức thực hiện để cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, nhân dân nâng cao hiểu biết về pháp luật, tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ tài sản nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật cũng như không để sơ hở tội phạm lợi dụng gây án, đặc biệt là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xâm phạm sở hữu, tội phạm xâm hại tình dục.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người của Chính phủ; các Kế hoạch của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Tổ chức tuyên truyền để nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng, chống tội phạm. Công tác tuyên truyền tập trung ở các khu vực, địa bàn trọng điểm.
- Tổ chức các Hội nghị nói chuyện chuyên đề tại các địa bàn trọng điểm.
2. Hình thức tuyên truyền:
a) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:
- Chỉ đạo Đài Truyền thanh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm đăng tải, phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tăng thời lượng, tần suất thông tin về công tác phòng, chống tội phạm nhằm định hướng dư luận, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời kết hợp kiểm soát chặt chẽ thông tin trên các trang mạng xã hội.
- Kết hợp phương pháp truyền thống với khoa học công nghệ để tuyên truyền bằng hình ảnh, bảng hiệu cảnh báo, phim phóng sự, video clip trực quan sinh động, thu hút được các tầng lớp nhân dân, tổ chức các buổi hội họp kết hợp phát tờ rơi tuyên truyền.
- Tổ chức tuyên truyền phòng, chống tội phạm thông qua việc tổ chức tốt các hoạt động “Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” vào ngày 19/8 hàng năm.
b) Tuyên truyền thông qua các hoạt động tại cộng đồng:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thông qua các hình thức như: Phối hợp các hoạt động tại cơ sở giáo dục sinh hoạt cộng đồng; tổ chức các chiến dịch truyền thông tại cộng đồng, biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền phù hợp từng đối tượng cụ thể.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từ huyện đến cơ sở.
- Xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phòng ngừa tại các địa bàn trọng điểm về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
c) Phối hợp các cơ quan báo chí sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình và phát sóng các chương trình thực hiện Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác phòng, chống tội phạm. Trong đó, tập trung vào các chuyên đề: Công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố; Phòng, chống buôn bán người; Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống tội phạm; Điểm nóng tội phạm - Thực trạng và giải pháp; Thành phố Hồ Chí Minh - Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Giáo dục pháp luật - kiến thức mỗi người dân…
d) Tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề tại các địa bàn trọng điểm:
- Đối tượng: Công chức, viên chức làm công tác văn hóa - thông tin cơ sở (huyện, xã, thị trấn); phóng viên Đài Truyền thanh, Bản tin Cần Giờ; công chức, viên chức phụ trách công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, xã, thị trấn.
- Nội dung: Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự. Nội dung có liên quan đến hành vi bị nghiêm cấm của Luật An ninh mạng, công tác phòng ngừa tội phạm lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền, kích động, lôi kéo cán bộ, nhân viên tham gia các hành vi vi phạm pháp luật; các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, đặc biệt là tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, tội phạm hoạt động cho vay lãi nặng, tội phạm trộm cắp tại các cơ sở y tế, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Trao đổi kinh nghiệm công tác tuyên truyền Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương.
e) Cung cấp nội dung tuyên truyền phòng, chống tội phạm và bảo vệ an ninh Tổ quốc; hướng dẫn, đôn đốc Đài Truyền thanh huyện, xã, thị trấn, các đoàn thể huyện và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tích cực tuyên truyền phù hợp với từng thời điểm.
f) Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm.
Cần Giờ ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch COVID - 19
Ngày 21 tháng 5 năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành Công văn số 2384/UBND về viêc tiếp tục tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch COVID - 19.
Ủy ban nhân dân huyện đề nghị các cơ quan ban, ngành huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện hiệu quả một số hoạt động sau:
1. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt, trong đó chú trọng việc phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động cán bộ, nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến việc phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Phòng Tư pháp tại Công văn số 150/TP ngày 25/2/2020 về về tăng cường tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương được phân công phụ trách, các đơn vị tập trung PBGDPL các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chú trọng các quy định pháp luật có liên quan như: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Dược năm 2016, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và chính sách, pháp luật mới của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, an sinh xã hội, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (thuế, tài chính, cải cách thủ tục hành chính hỗ trợ doanh nghiệp…), trong đó, chú trọng phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật về cách ly y tế, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống dịch bệnh, tình hình thi hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống COVID-19 nói chung và một số hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh này nói riêng.
Chủ động lựa chọn hình thức thông tin, PBGDPL nói chung, PBGDPL về phòng, chống COVID-19 nói riêng linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, điều kiện thực tiễn, bảo đảm thiết thực; phát huy hiệu quả vai trò của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ số trong PBGDPL (PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; tọa đàm, đối thoại pháp luật trực tuyến; thông tin, PBGDPL qua mạng xã hội, mạng viễn thông...) và hệ thống loa truyền thanh cơ sở, nhằm truyền tải đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật đến cán bộ, Nhân dân, doanh nghiệp.
3. Rà soát, điều chỉnh phương pháp tổ chức, thực hiện nội dung đã được phân công thực hiện trong Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện về ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2020 sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tiễn; kịp thời tham mưu bố trí đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí) thực hiện PBGDPL về phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, cần dự báo những vấn đề nóng có thể phát sinh sau khi đại dịch này kết thúc để chủ động tổ chức thực hiện tốt việc PBGDPL gắn với theo dõi kiểm soát tình hình tổ chức thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý.
4. Trên cơ sở các tài liệu PBGDPL về phòng chống dịch bệnh được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các trang thông tin điện tử PBGPDL (pbgdpl.moj.gov.vn/Pages/Trang-chu.aspx), fanpage Phổ biến, giáo dục pháp luật (facebook.com/Phổ-biến-Giáo-dục-Pháp-luật); trang thông tin điện tử Sở Tư pháp Thành phố (sotuphap.hochiminhcity.gov.vn); Cổng thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn), các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động truy cập, đăng tải và tổ chức PBGDPL về phòng, chống dịch bệnh sao cho phù hợp với đối tượng, địa bàn và đặc thù cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
CHE GIẤU BỆNH TRUYỀN NHIỄM DẪN ĐẾN LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM SẼ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A có nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu, lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người và tỷ lệ tử vong cao. Nên mỗi người chúng ta phải thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly xã hội, thường xuyên khai báo y tế tự nguyện trên ứng dụng NCOVI của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế là nhằm phòng nhiễm bệnh và chống sự lây lan bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng.
Hiện nay, dịch bệnh Covid 19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở các nước trên thế giới, nên mỗi cá nhân phải nghiêm túc trong việc khai báo kịp thời, trung thực về diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc và nhân viên y tế; Trường hợp người phải thực hiện kiểm dịch y tế thì có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra y tế để phát hiện và ngăn chặn bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng.
Do đó, người nào không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.
Người nào có hành vi che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.
Trường hợp, người thuộc đối tượng phải kiểm dịch y tế mà từ chối kiểm tra y tế thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.
Và người nào làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù với khung hình phạt thấp nhất là 01 năm và cao nhất là 12 năm được quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự năm 2015./.