Tháng Mười Một 12, 2019

Thiết thực tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11” năm 2019; thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên” năm 2019 và Đề án “Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021” năm 2019. Phòng Tư pháp phối hợp với Quận đoàn 12 triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi trực tuyến  “Tuổi trẻ Quận 12 với pháp luật” năm 2019.

Cổng thông tin được mở và bắt đầu cuộc thi vào ngày 14/10/2019 và kết thức  trao giải thưởng vào ngày 09/11/2019.

Nội dung thi: tìm hiểu Luật trẻ em, Luật Biển Việt Nam, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Phồng, chống tác hại của rượu bia, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tham nhũng và Bộ Luật hình sự.

Giải thưởng được trao gồm: 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba; 04 giải Khuyến khích. Ngoài ra Ban tổ chức còn trao 10 giải phong trào và 02 giải cho đơn vị có nhiều thí sinh tham gia.

Tháng Mười Một 12, 2019

Ngày 27/9/2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội Quận (thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4) tổ chức Hội thi thiết kế tờ bướm và video clip tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hội thi thu hút sự tham gia của 15 đội đến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 15 Phường trên địa bàn Quận. Trong thời gian 5 phút, lần lượt các đội trình bày ý tưởng, nội dung thiết kế tờ bướm và video clip tuyên truyền. Ban giám khảo tiến hành chấm điểm dựa trên các tiêu chí: hình thức trình bày sinh động, thu hút; nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, nêu bật được nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Kết quả, ở phần thi thiết kế tờ bướm, giải Nhất thuộc Phường 2; giải Nhì thuộc về Phường 9; Phường 14 đạt giải Ba. Ở phần thi thiết kế video clip, Phường 6 đạt giải Nhất; giải Nhì thuộc Phường 2; giải Ba thuộc Phường 15.

 

Tháng Mười Một 12, 2019

      Ngày 27/09/2019, Ủy ban nhân dân Quận 6 tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Biển và các nội dung vấn đề về biên giới biển đảo, Trường Sa- Hoàng Sa Việt Nam trong tình hình mới cho người lao động và người sử dụng lao động tại Công ty điện lực Bình Phú quận 6.       

     Tại Hội nghị, ông Thượng tá Đỗ Hữu Dự, Giảng viên trường quân sự Thành phố Hồ Chí Minh đã phổ biến những nội dung cơ bản liên quan Luật Biển và các nội dung vấn đề về biên giới biển đảo. Qua đó, giúp người sử dụng lao động vào người lao động để nâng cao nhận thức và ý thức về biên giới biển đảo, Trường Sa- Hoàng Sa Việt Nam trong tình hình mới. Đồng thời tránh sự lợi dụng của những phần tử xấu gây hoang mang, kích động nhằm gây rối trật tự công cộng gây mất trật tự, an ninh trên địa bàn./.

Tháng Mười Một 12, 2019

Nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho đối tượng là học sinh, sáng ngày 30/9/2019, tại trường Trung học cơ sở Trung Mỹ Tây 1, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Hóc Môn đã phối hợp Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Trung Mỹ Tây 1 tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ với chủ đề “Cùng em vững bước” cho 1.383 học sinh của trường.

Tại buổi tuyên truyền, ông Lê Văn Minh – Chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông huyện Hóc Môn – Báo cáo viên pháp luật huyện đã tuyên truyền cung cấp các quy định pháp luật, kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông. Ngoài ra, trong buổi tuyên truyền, ban tổ chức đã đặt ra những câu hỏi và những tình huống cho học sinh tham gia giải đáp nhằm giúp các học sinh dễ tiếp thu và nhớ những quy định pháp luật của Luật Giao thông đường bộ và quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ./.

Tháng Mười Một 12, 2019

Ngày 9/10/2019, Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam phường 9 đã tổ chức Hội thi tìm hiểu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và các quy định về bảo vệ môi trường với sự tham gia của 6 đội thi : Khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3, MTTQ, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh.

Trải qua 2 vòng thi sôi nổi, các đội đã hoàn thành xuất sắc phần thi của mình với kết quả như sau:

Giải nhất: Hội Cựu chiến binh

Giải nhì: Khu phố 1

Giải ba: Khu phố 3

Giải khuyến khích: Khu phố 2, Hội LHPN, UB MTTQVN

Hội thi mang ý nghĩa vô cùng thiết thực nhằm tập trung tuyên truyền người dân không xả rác ra đường, nơi công cộng, kênh rạch, vận động người dân lưu giữ rác trong nhà, chỉ mang ra khi có lực lượng thu gom, vận động người dân nhà mặt tiền đường, hộ kinh doanh giữ gìn vệ sinh phần trước nhà, vỉa hè. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu và rộng để từng người, từng nhà đều có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường để TPHCM thực sự là thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình./.

Tháng Mười Một 12, 2019

Nhằm triển khai có hiệu quả nội dung các văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực một cách sâu rộng đến nhân dân trên địa bàn, Hội đồng phố hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4 giới thiệu một số nội dung tuyên truyền về Nghị định 52/2019/NĐ-CP ngày 14/6/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá năm 2018.

Ngày 14/6/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá năm 2018 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/8/2019.

Nghị định này quy định chi tiết về thực hiện Quyết định về đặc xá, điều kiện, hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài, trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá và thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá

Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm:

- Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (sau đây gọi chung là người bị kết án phạt tù).

- Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở Việt Nam, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.

Các điều kiện của người được đề nghị đặc xá được quy định rõ tại Điều 4 của Nghị định, cụ thể:

1. Người bị kết án phạt tù có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá là người đã chấp hành nghiêm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động, cải tạo và các quý đã đủ thời gian xếp loại trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại khá hoặc tốt.

2. Người bị kết án phạt tù đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá là người thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, quyết định của Tòa án;

b) Có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thm quyền;

c) Có văn bản đề nghị của người được thi hành án hoặc đại diện hp pháp của người được thi hành án về việc không phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, quyết định của Tòa án đối với tài sản không thuộc sở hữu nhà nước.

3. Người bị kết án phạt tù đã thi hành được một phần nghĩa vụ tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại là trường hợp người đó và gia đình không còn tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án và không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.

4. Người bị kết án phạt tù đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá là người thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đã có hành động giúp trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm;

b) Cứu được tính mạng người khác hoặc tài sản lớn (có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên) của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn;

c) Có những phát minh, sáng kiến có giá trị lớn hoặc thành tích đặc biệt xuất sắc khác được trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xác nhận.

Người đã có quyết định thi hành án phạt tù lập công lớn trong thời gian chờ đưa đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để chấp hành án phạt tù cũng được coi là lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù.

5. Người bị kết án phạt tù đang mắc bệnh hiểm nghèo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá là người mắc một trong các bệnh: Ung thư giai đoạn cuối; liệt; lao nặng kháng thuốc; xơ gan cổ trướng; suy tim độ III trở lên; suy thận độ IV trở lên; bệnh HIV giai đoạn lâm sàng IV đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc bệnh khác mà được Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là không tự phục vụ bản thân, nguy cơ tử vong cao.

6. Người bị kết án phạt tù đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá là người đang phải nằm điều trị tại bệnh xá, bệnh viện liên tục từ 03 tháng trở lên hoặc không liên tục nhưng phải nằm điều trị tại bệnh viện từ ba lần trở lên, mỗi lần từ 01 tháng trở lên, không tự phục vụ bản thân, có kết luận bằng văn bản của Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tnh, cấp quân khu trở lên.

7. Người bị kết án phạt tù có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình quy định tại điểm e khoản 3 Điều 11 Luật Đặc xá là trường hợp gia đình của người bị kết án phạt tù đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do tai nạn, ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác dẫn đến không còn tài sản gì đáng kể, không có thu nhập hoặc thu nhập dưới mức chuẩn hộ nghèo hoặc có bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người đó là lao động duy nhất trong gia đình, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú xác nhận là đúng.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định về thành phần hồ sơ đề nghị đặc xá; trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá; quy trình thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá.

Tháng Mười Một 12, 2019

1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

2. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng

2.1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

2.2. Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

2.3.  Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.

2.4. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

2.5. Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng

3.1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.2. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.

3.3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.

3.4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

3.5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3.6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

4. Các hoạt động cơ bản về quốc phòng

4.1. Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.

4.2. Phòng thủ quân khu là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, bao gồm các hoạt động xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn quân khu.

4.3. Khu vực phòng thủ là bộ phận hợp thành phòng thủ quân khu, bao gồm các hoạt động về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; được tổ chức theo địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, lấy xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương.

4.4. Giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện trong phạm vi cả nước với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp cho từng đối tượng.

4.5. Động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc một số địa phương phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

4.6. Công nghiệp quốc phòng, an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh, là ngành đặc thù, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị, vật tư, thiết bị kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân.

4.7. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

4.8. Đối ngoại quốc phòng để thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

4.9. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.

5. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm

5.1. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.

5.2. Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.

Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

5.3. Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.

6. Lực lượng vũ trang nhân dân

6.1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

6.2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

7. Các nội dung bảo đảm quốc phòng

7.1. Bảo đảm nguồn nhân lực: Công dân Việt Nam là nguồn nhân lực chủ yếu của quốc phòng.

Nhà nước có chính sách, kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng.

7.2. Bảo đảm nguồn lực tài chính: Nhà nước bảo đảm ngân sách cho quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên đầu tư ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng và một số lực lượng Quân đội nhân dân tiến thẳng lên hiện đại.

Tổ chức kinh tế bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật.

7.3. Bảo đảm tài sản phục vụ quốc phòng: Tài sản phục vụ quốc phòng là tài sản công do Nhà nước thống nhất quản lý và bảo đảm

Nhà nước có kế hoạch xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho quốc phòng.

7.4. Bảo đảm phục vụ quốc phòng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và đối ngoại

Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch và xây dựng hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng, an ninh; hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; kế hoạch xây dựng khu kinh tế - quốc phòng trong phạm vi cả nước.

7.5. Bảo đảm hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà nước bảo đảm nhu cầu tài chính, tài sản sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của lực lượng vũ trang nhân dân.

Tháng Mười Một 12, 2019

Thực hiện Kế hoạch số 4184/KH-UBND-NCPC ngày 19/7/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 9/11” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, Ủy ban nhân dân quận Tân Phú tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 9/11/2019 trên địa bàn quận Tân Phú với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức phiên tòa giả định.

Ngày 30/9/2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận tổ chức phiên tòa giả định xét xử vụ án xâm hại trẻ em tại Trường THCS Đặng Trần Côn cho hơn 1.099 lượt người tham dự là giáo viên, học sinh tham dự.

Tại phiên tòa giả định các nhân vật giữ vai Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các nhân vật khác đã giới thiệu, phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật về hình sự, trẻ em và các thông tin pháp luật khác có liên quan thông qua cáo trạng, bản án, bài bào chửa nhằm giúp cho giáo viên, học sinh dễ tiếp cận với quy định pháp luật và biết được hậu quả pháp lý đối với hành vi xâm hại trẻ em./.

Tháng Mười Một 12, 2019

         Ngày 27/09/2019 tại Hội trường Công an quận Phú Nhuận, Phòng Tư pháp phối hợp với Hội Luật gia quận, Công an quận tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề về “Nghiệp vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và các điểm mới trong Luật thi hành án hình sự năm 2019” với sự tham dự của 220 đại biểu đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc quận; Đội thi hành án hình sự Quận, Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân 15 Phường; Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 15 Phường; Đại diện ban chỉ huy công an 15 phường, lực lượng cảnh sát khu vực 15 phường; Công chức Tư pháp 15 phường; Đại diện Ban Điều hành 60 khu phố trên địa bàn Quận.

        Tại Hội nghị, Luật sư Dương Quang Thọ - báo cáo viên Thành phố đã phổ biến nội dung cơ bản của Nghiệp vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và các điểm mới trong Luật thi hành án hình sự năm 2019, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, giám sát của Hội đồng nhân dân đối với công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân 15 phường.

         Qua đó, góp phần bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an, cán bộ Tư pháp – hộ tịch trong công tác phối hợp thực hiện việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; tăng cường kiểm sát chặt chẽ các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, giáo dục người phải thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, từ việc lập và bàn giao hồ sơ thi hành án; nắm số lượng bị án thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ… trên địa bàn; việc chuyển người chấp hành án đến nơi cư trú mới; xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo; miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ./.

Tháng Mười Một 12, 2019

        Nhằm tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam – 09/11 một cách thiết thực, hiệu quả, qua đó tiếp tục tôn vinh, khẳng định vị trí, vai trò pháp luật trong đời sống xã hội; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Hiến pháp, pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn quận. Tạo sự đồng thuận, niềm tin của Nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ủy ban nhân dân quận 7 tổ chức “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11 trên địa bàn bằng nhiều hình thức tuyên truyền như pa-nô, áp phích, băng rôn tại các tuyến đường chính trên địa bàn quận (ngã tư đường Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Hữu Thọ; ngã tư đường Nguyễn Lương Bằng - Nguyễn Văn Linh; ngã tư đường Huỳnh Tấn Phát - Hoàng Quốc Việt; ngã ba Lê Văn Lương - Trần Xuân Soạn; vòng xoay cầu Tân Thuận 2; cổng khu chế xuất Tân Thuận; trước cổng UBND quận 7).

        Song song chào mừng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11, Phòng Tư pháp Quận 7 tổ chức Hội nghị Luật Tiếp cận thông tin và các văn văn bản có liên quan với sự tham dự của gần 150 đại biểu đại diện cán bộ, công chức quận, phường, Báo cáo viên pháp luật quận, Tuyên truyền viên pháp luật 10 phường trên đại bàn.

       Tại Hội nghị, Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung - Trưởng bộ môn Luật Hành chính - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã phổ biến những nội dung cơ bản liên quan đến Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành. Qua đó giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và người dân trên địa bàn quận nắm được những nội dung cơ bản, đồng thời tránh gây nguy hại đến lợi ích của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác./.