Tháng Ba 16, 2021

Sáng ngày 16/03/2021, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ phối hợp với UBND xã Thạnh An tổ chức tuyên truyền Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Hộ tịch; Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024 cho hơn 40 cán bộ, công chức, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã; Hòa giải viên cơ sở; Tuyên truyền viên phát luật xã; Trưởng, Phó Ban nhân dân ấp và Tổ trưởng, Phó tổ nhân dân tại Hội trường UBND xã.

Tháng Ba 15, 2021

 

Nhằm thiết thực chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đồng thời cổ động cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026, Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026” dành cho tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người lao động, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong và ngoài huyện.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về những thành tựu đạt được qua các kỳ Đại hội Đảng và những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và những điểm mới trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhiệm kỳ 2020-2025; những nội dung chủ yếu trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Qua đó, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động, tích cực thực hiện sáng tạo trong thực tiễn công tác và đời sống gắn với phong trào thi đua yêu nước, góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống; đồng thời giúp các tầng lớp Nhân dân hiểu một cách cụ thể về Luật bầu cử, vận dụng tham gia có hiệu quả vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong thời gian tới. Đây cũng là dịp để lực lượng tuyên truyền viên có điều kiện để nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu nâng cao chất lượng hoạt động của mình; qua đó củng cố, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả lực lượng tuyên truyền viên cấp cơ sở góp phần nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

1. Nội dung thi:

- Thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội.

- Nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2020-2025 (Những chỉ tiêu, chương trình trọng điểm mà nghị quyết đề ra, nhân sự Đại hội...).

- Quá trình phát triển của Quốc hội Việt Nam (kỷ niệm 75 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2021).

- Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 (Lịch sử phát triển Quốc hội Việt Nam, Nội dung Luật bầu cử, các quy định về công tác bầu cử, cơ cấu, thành phần, số lượng, thời gian, trình tự, thể thức, công tác chuẩn bị và tiến hành bầu cử từ Trung ương đến địa phương...)

2. Hình thức, thời gian thi và cơ cấu giải thưởng

2.1. Thi trắc nghiệm

- Đối tượng tham gia: Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ, người lao động, đoàn viên, hội viên, học sinh và Nhân dân hiện đang sinh sống, công tác, học tập trong và ngoài huyện (các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Bộ phận giúp việc không được tham gia thi).

- Hình thức

+ Được tổ chức bằng hình thức thi trực tuyến trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet (máy tính bảng, điện thoại thông minh).

+ Thí sinh đăng ký tham gia thi trực tuyến theo bộ đề ngẫu nhiên (kèm theo thể lệ thi).

- Thời gian dự kiến: gồm 4 đợt thi, cụ thể như sau:

+ Đợt 1: Từ 06 giờ 00 ngày 15 tháng 3 năm 2021 (thứ hai) đến hết 6 giờ 00 ngày 21 tháng 3 năm 2021 (chủ nhật).

+ Đợt 2: Từ 06 giờ 00 ngày 22 tháng 3 năm 2021 (thứ hai) đến hết 6 giờ 00 ngày 28 tháng 3 năm 2021 (chủ nhật).

+ Đợt 3: Từ 06 giờ 00 ngày 29 tháng 3 năm 2021 (thứ hai) đến hết 6 giờ 00 ngày 04 tháng 4 năm 2021 (chủ nhật).

+ Đợt 4: Từ 06 giờ 00 ngày 05 tháng 4 năm 2021 (thứ hai) đến hết 6 giờ 00 ngày 11 tháng 4 năm 2021 (chủ nhật).

- Cơ cấu giải thưởng

+ Mỗi tuần thi Ban Tổ chức cuộc thi sẽ công bố giải thưởng gồm: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba.

+ Trao giải chung cuộc: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba và 03 giải khuyến khích, 02 giải cho tập thể có nhiều thí sinh tham gia nhất.

2.2. Thi thuyết trình

- Đối tượng tham gia: Các đồng chí tuyên truyền viên được lựa chọn hoặc đạt giải qua các kỳ thi ở cơ sở của Đảng ủy các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội huyện (mỗi đơn vị lựa chọn cử ít nhất 01 đồng chí tham gia), (các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Bộ phận giúp việc không được tham gia thi).

- Nội dung: Thí sinh tham gia dự thi thuyết trình một trong hai chuyên đề sau đây:

+ Chuyên đề về tuyên truyền kết quả Đại hội và nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

+ Chuyên đề về tuyên truyền Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

- Hình thức: Mỗi thí sinh phải tham dự đầy đủ cả 03 phần thi:

+ Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền: Tất cả thí sinh tham gia cuộc thi sau khi bốc thăm lựa chọn chuyên đề phải chuẩn bị tài liệu tuyên truyền; nội dung ngắn gọn, rõ ràng, bố cục đủ 03 phần (đặt vấn đề; nội dung tuyên truyền; kết luận), xác định rõ đối tượng, thời gian, địa điểm tuyên truyền... Tài liệu được đánh máy trên giấy khổ A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chử 14, dài không quá 20 trang, ghi rõ nguồn trích dẫn tư liệu; đóng thành quyển gửi về Ban Tổ chức cuộc thi (thông qua Ban Tuyên giáo Huyện ủy) trước ngày 05 tháng 4 năm 2021 và gửi file trình chiếu (nếu có). (Lưu ý: Bài dự thi phải ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại. Bài dự thi không hợp lệ nếu sao chép dưới mọi hình thức. Ban tổ chức không trả lại bài dự thi của thí sinh và có quyền sử dụng bài thi để phục vụ công tác tuyên truyền).

+ Thực hành tuyên truyền miệng: Thí sinh sẽ thực hành thuyết trình, báo cáo nội dung trên cơ sở tài liệu đã chuẩn bị; thời gian không quá 25 phút. Phần thuyết trình phải đảm bảo các yêu cầu về mở đầu, nội dung chính tuyên truyền và kết luận, có liên hệ và vận dụng thực tiễn; khuyến khích các thí sinh sử dụng các công cụ hỗ trợ như: trình chiếu, sân khấu hóa, tiểu phẩm…để tăng hiệu quả, sức hấp dẫn của nội dung tuyên truyền.

+ Trả lời câu hỏi: Thí sinh trả lời câu hỏi liên quan đến bài giảng do Ban Giám khảo đặt ra; thời gian trả lời câu hỏi không quá 05 phút.

- Cơ cấu điểm: Mỗi phần thi tính theo thang điểm 10, trong đó:

+ Điểm đề cương: hệ số 2

+ Điểm thuyết trình: hệ số 3

+ Điểm trả lời câu hỏi: hệ số 1

+ Kết quả chung là điểm trung bình cộng của 03 loại điểm trên (lấy tổng số điểm chia 6).

- Thời gian thi: Trước ngày 15 tháng 4 năm 2021, thời gian cụ thể sẽ có thông báo sau.

- Địa điểm: Hội trường Huyện ủy.

- Địa điểm tiếp nhận tài liệu tuyên truyền: Ban Tuyên giáo Huyện ủy (đường Lương Văn Nho, khu phố Giồng Ao, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh việc gửi bản in, các tài liệu dự thi phải gửi kèm file word và file trình chiếu (nếu có) về hộp thư điện tử: tuyengiaocangio@gmail.com.

- Cơ cấu giải thưởng: Ban giám khảo căn cứ vào điểm số trung bình của mỗi thí sinh để xếp hạng và trao giải thưởng gồm 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba và 02 giải khuyến khích.

2.3. Tổ chức trao thưởng: Ban Tổ chức cuộc thi tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy Kế hoạch tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi, dự kiến vào tháng 6 năm 2021.

Tháng Ba 15, 2021

Sau các hoạt động phá hoại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta, thời gian gần đây, các thế lực thù địch đang thực hiện hàng loạt thủ đoạn nhằm phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thực tế này đòi hỏi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp luôn là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tuy nhiên, gần như đã thành thông lệ, các thế lực thù địch, phản động luôn coi đây là cơ hội để chống phá cách mạng Việt Nam. Đặc biệt hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang được các cấp các ngành, các địa phương tích cực tiến hành. Với mưu đồ thâm độc, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tập trung triển khai nhiều hoạt động chống phá với tính chất hết sức quyết liệt.

Cụ thể, với âm mưu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cuộc bầu cử, liên tục những ngày qua, nhiều website, một số trang báo nước ngoài, trang mạng xã hội, trang blog cá nhân do các tổ chức phản động, cá nhân chống đối, cơ hội chính trị điều hành đã đăng tải nhiều nội dung, bài viết thể hiện cái nhìn phiến diện, sai lệch về công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp ở Việt Nam. Điển hình là những luận điệu sai trái như: “Đảng Cộng sản lãnh đạo bầu cử là không dân chủ”; “Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam là hình thức”; “Cần xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc bầu cử”...

Không khó để nhận thấy ẩn phía sau những luận điệu này là động cơ chính trị đen tối. Bởi ngay sau các luận điệu này, những thế lực phản động đã lớn tiếng yêu cầu Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được lãnh đạo công tác bầu cử; Đảng phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự “cạnh tranh sòng phẳng” với những đảng phái khác để thúc đẩy dân chủ...

Cùng với đó, một thủ đoạn khác mà các thế lực thù địch đang ra sức thực hiện đó là lợi dụng dân chủ, núp bóng cái gọi là “tự ứng cử", kêu gọi ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây rối, chống phá cuộc bầu cử.

Theo Nghị quyết số 1185/NQ -UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XV, số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 -50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%. Ngoài ra, còn có các cơ cấu kết hợp khác như cơ cấu nữ, cơ cấu tuổi trẻ, cơ cấu cán bộ nghiên cứu khoa học, trí thức... Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu thì có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu; nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu.

Điều 69, Chương V, Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Điều 69. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.

Khoản 1, Điều 115, Chương IX, Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo...”. Do đó, những người tham gia ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp trước hết phải là những người trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm… Và đây là điểm mà không “nhà dân chủ” nào có được khi “tự ứng cử”!

Mặt khác, Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vì vậy, việc Đảng lãnh đạo đối với công tác bầu cử là đúng quy định của pháp luật. Đảng lãnh đạo bầu cử hoàn toàn không phải là làm thay, không phải là bao biện như luận điệu của các thế lực phản động vẫn đang cố gắng rêu rao.

Hơn nữa, thực tiễn cũng đã chỉ ra, sự lãnh đạo của Đảng luôn là điều kiện quan trọng để bảo đảm sự thống nhất trong công tác bầu cử; là cơ sở để nhân dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Đồng thời, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 càng có ý nghĩa khi chúng ta đang triển khai các công tác bầu cử trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19; hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta của các thế lực thù địch; những diễn biến phức tạp, khó lường của chiến tranh thương mại; nguy cơ phức tạp trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các nước trên thế giới... Sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở để chúng ta phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm tranh thủ những thuận lợi, khắc phục khó khăn, chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV; bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới, hiệu quả và bền vững.

Để bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội; tạo sự đồng thuận cao trong dư luận, đồng thuận giữa các lực lượng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cần tăng cường sự hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, các lực lượng trong định hướng thông tin; chia sẻ các thông tin cần thiết có liên quan đến hoạt động tuyên truyền chống phá bầu cử của các đối tượng phản động, chống đối chính trị để kịp thời đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường đấu tranh trên không gian mạng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, phản động...

Kịp thời cung cấp các thông tin thường xuyên, liên tục về công tác chuẩn bị và quá trình bầu cử, qua đó giúp người dân có điều kiện tiếp cận các thông tin chính thống; hạn chế ảnh hưởng của những thông tin sai trái, xấu độc. Coi trọng phát huy vai trò của các lực lượng chuyên trách về quản lý an ninh thông tin mạng; chủ động xây dựng các phương án xử lý và xử lý kiên quyết, kịp thời các đối tượng chống phá, phá hoại bầu cử; những cá nhân, tổ chức xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, lợi dụng dân chủ để dẫn dắt dư luận xã hội, phá hoại cuộc bầu cử...

Bên cạnh đó, mọi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân cần thường xuyên nêu cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, kịp thời phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực phản động. Mỗi người cần nâng cao khả năng “tự đề kháng”, tự bảo vệ chính mình trước các thông tin, xấu độc; có thái độ, trách nhiệm rõ ràng trước các luồng thông tin xấu lan truyền trên mạng xã hội trước, trong và sau thời điểm diễn ra cuộc bầu cử./.

Theo dangcongsan.vn

Tháng Hai 23, 2021

Thực hiện Quyết định 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thành phố Hồ Chí Minh công bố danh sách xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020.

          Theo đó, năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành đánh giá đối với 319/322 phường, xã, thị trấn (Quận 2 có 03 phường bị giải tỏa trắng, không thực hiện việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật).

          Kết quả như sau: Năm 2020, có 309/319 phường, xã, thị trấn (tỷ lệ 97 %) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; 10/319 phường, xã, thị trấn chưa đạt chuẩn (tỷ lệ 3 %).

         

          * (Đính kèm danh sách đường dẫn công bố kết quả của 24 đơn vị trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh)

Tháng Hai 5, 2021

 Sáng ngày 04/02/2021, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 và sơ kết 3 năm thực hiện thông tư số 03 của Bộ Tư pháp về quy định bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện năm 2020 do Đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện chủ trì hội nghị, cùng với sự tham dự có các đồng chí thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn;....

 Dịp này, Ủy ban nhân dân huyện đã khen thưởng cho 13 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020.

Tháng Một 29, 2021

Ngày 22 tháng 01 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 251/QĐ-UBND về công nhận báo cáo viên pháp luật Thành phố. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/01/2021.

Sở Tư pháp Thành phố đăng tải và thông tin đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có nhu cầu tham khảo./.

(Đính kèm Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh