• Tháng Bảy 12, 2023

TÀI LIỆU HỎI - ĐÁP

( Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Nghị định 28/2013/NĐ-CP

ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ)

 

(Phẩn 1)

 

Câu hỏi 1: Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3, được thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 có hiệu lực thi hành ngày tháng năm nào.

 

 Đáp án : Ngày 01 tháng 01 năm 2013

 

Câu hỏi 2: Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân như thế nào?

Đáp án: (Điều 2, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật) Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.

 

Câu hỏi 3: Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm:

 Đáp án: (Điều 5, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật) Các nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm: Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; . Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân; Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.

Câu hỏi 4: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày:

Đáp án: (Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật) Ngày 09 tháng 11 hằng năm.

Câu hỏi 5: Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 được thông qua ngày tháng năm nào

 Đáp án: (Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật) Ngày 20 tháng 6 năm 2012

 

Câu hỏi 6. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định về:

Đáp án: ( Điều 1 Luật PBGDPL)

a. Quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân.

b. Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.

c. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Câu hỏi 7: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở cấp nào?

 Đáp án: (Khoản 1 Điều 7 Luật PBGDPL)  Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật: “Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”.

(Giải thích thêm cho cho bạn đọc rõ, không tính điểm nội dung này: “Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật”).

 

Câu hỏi 8:  Báo cáo viên pháp luật được công nhận ở cấp nào?

 Đáp án: (Khoản 1,2,3 Điều 3 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật “Công nhận báo cáo viên pháp luật”:

 

Câu hỏi 9 : Báo cáo viên pháp luật phải có các tiêu chuẩn nào sau đây?

 Đáp án:  (Khoản 2 Điều 35 Luật PBGDPL “Báo cáo viên pháp luật”).

a. Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác.

b. Có khả năng truyền đạt.

c. Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

 

Câu hỏi 10 :Tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở không cần có tiêu chuẩn nào sau đây?

 Đáp án: (Khoản 1 Điều 37 Luật PBGDPL.). Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm./.

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

HUYỆN BÌNH CHÁNH

 

Được đăng trong chuyên mục: Phổ biến giáo dục Pháp Luật