Tháng Mười Hai 4, 2024

Ngày 29/11/2024, quận Bình Thạnh triển khai tuyên truyền quy định về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại phường 2.

Tại buổi tuyên truyền, ông Lưu Văn Tâm - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường đã tuyên truyền một số nội dung cơ bản của pháp luật về trình tự, thủ tục đánh giá, các tiêu chí, chỉ tiêu và điều kiện xét xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong đó, tập trung tuyên truyền về trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động và các cơ quan có liên quan được phân công việc theo dõi, đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật cho hơn 40 cán bộ, công chức, chiến sĩ công an, người lao động và nhân dân tại phường.

Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhất là việc đánh giá, công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường dân chủ ở cơ sở, vận động Nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước./.

/PF.Base/file/ckfinder/files/binh thanh tuyen truyen xay dung ctcpl p2.jpg

Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh- Phòng PBGDPL

Tháng Mười 8, 2024

Chiều ngày 20/9/2024, quận Phú Nhuận tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa”; việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư năm 2024 trên địa bàn quận cho hơn 200 đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quận; Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 13 phường, Trưởng khu phố, Trưởng Ban Công tác Mặt trận của 93 khu phố.

Báo cáo viên Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Trưởng Phòng xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh hướng dẫn, phổ biến nội dung Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị; Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ về quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện quy ước của cộng đồng dân cư; Quyết định số 48/2024/QĐ-UBND ngày 30/7/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh về quy định tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa”.

Qua đó nhằm cập nhật kịp thời những điểm mới về quy trình xét, tặng các danh hiệu văn hóa, tiêu chí đô thị văn minh. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn, tổ dân phố văn hoá”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế tại các địa phương. Từ đó, đưa nội dung các Nghị định, văn bản về công tác văn hóa đến gần với người dân, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng văn hóa cơ sở./.

/PF.Base/file/ckfinder/files/phu nhuan to chuc tuyen truyen quy dinh ve chuan do thi van minh.png

Phòng Tư pháp quận Phú Nhuận- Phòng PBGDPL

September 19, 2024

Ngày 13 tháng 9 năm 2024, quận Bình Tân tổ chức tập huấn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn quận (thực hiện theo Kế hoạch số 479/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2024 của UBND quận).

Buổi tuyên truyền được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến đã thu hút sự tham dự của 4.768 người là đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các tổ chức chính trị - xã hội quận; đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn quận; đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường; đại diện lãnh đạo và cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân 10 phường; đại diện BCH Công an, BCH Quân sự, cán bộ, chiến sĩ công an, quân sự 10 phường; Trưởng khu phố, Bảo vệ khu phố, Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể khu phố và 69 điểm trường là đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, viên chức, người lao động các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập thuộc quận.

Bà Phan Thị Việt Thu  – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM- đã giới thiệu Luật số 19/2023/QH15 ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội khóa XV về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật mới liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn quận Bình Tân. Nâng cao vai trò, vị trí của cán bộ, công chức, người tiêu dùng trong xu hướng tiêu dùng mới, đồng thời bảo đảm cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng./.

/PF.Base/file/ckfinder/files/binh tan tuyen truyen luat bao ve quyen loi nguoi tieu dung.png

Phòng Tư pháp quận Bình Tân- Phòng PBGDPL

September 16, 2024

Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, ngày 30 tháng 8 năm 2024, quận 1 tổ chức buổi tuyên truyền quy định và chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại phường Bến Nghé.

Tham dự có các đồng chí: Ths.Bs. Tăng Bá Xuân Thanh - Phó Trưởng khoa Y tế công cộng - An toàn thực phẩm Bệnh viện Quận 1; Ngô Thị Hồng Minh – Phó Bí thư Đảng ủy phường; Lê Minh Phát – Phó Bí thư – Chủ tịch UBND phường; Kha Hoàng Ngọc Trâm – Chủ tịch UBMTTQVN phường; Trương Thị Phương – Chủ tịch Hội LHPNVN phường.

Tại buổi tuyên truyền, ông Tăng Bá Xuân Thanh - Phó Trưởng khoa Y tế công cộng - An toàn thực phẩm Bệnh viện Quận 1 - Báo cáo viên đã phổ biến một số nội dung như: các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; vận động nhân dân không sử dụng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam…

Buổi tuyên truyền đã thu hút được đông đảo sự tham dự của người dân trên địa bàn phường, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi của người dân đối với việc sử dụng hàng Việt Nam; xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, tạo thói quen ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ hàng Việt Nam chất lượng cao./.

/PF.Base/file/ckfinder/files/q1 tuyen truyen ve quyn cua nguoi tieu dung pben nghe.jpg

Phòng Tư pháp quận 1- Phòng PBGDPL

September 11, 2024

Nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện Cần Giờ có cái nhìn tổng quan về tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng; cập nhật những vấn đề mang tính thời sự của đất nước trong thời gian gần đây; những  nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Nghị định số 130/ 2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vịNgày 09/9/2024, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Thanh tra Thành phố tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 với 150 đại biểu tham dự.

Tại Hội nghị tập huấn, ông Trần Đình Trữ - Phó Chánh Thanh tra Thành phố, Báo cáo viên Pháp luật Thành phố đã báo cáo một cách tổng quan về tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng; cập nhật những vấn đề mang tính thời sự của đất nước trong thời gian gần đây; những  nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Nghị định số 130/ 2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập. Qua đó, báo cáo viên cùng đại biểu tham dự trao đổi, cũng như giải đáp những vấn đề được quan tâm liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng hiên nay.

Tháng Sáu 26, 2024

Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 1143/QĐ-BTP ban hành Hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh. Quyết định này thay thế Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.

Việc ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP nhằm hướng dẫn thực hiện thống nhất về tiêu chí “tiếp cận pháp luật” được quy định trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.
So với Quyết định số 1723/QĐ-BTP, Quyết định số 1143/QĐ-BTP có những điểm mới cơ bản như sau:
1. Sửa đổi nội dung chỉ tiêu 18.4 “Tiếp cận pháp luật” trong Bộ Tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Nội dung chỉ tiêu 18.4 “Tiếp cận pháp luật” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1143/QĐ-BTP. Việc xác định tiêu chuẩn đạt chuẩn của chỉ tiêu 18.4 ‘tiếp cận pháp luật” không căn cứ vào toàn bộ kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm mà chỉ sử dụng kết quả đánh giá của 03 tiêu chí tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của năm trước liền kề xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới gắn với chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tư pháp, gồm: (i) Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn, (ii) Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật, (iii) Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý.  Theo đó, xã đạt chỉ tiêu 18.4. “Tiếp cận pháp luật”  khi điểm số của từng tiêu chí nêu trên đạt từ 80% số điểm tối đa trở lên. Điều này nhằm tránh sự trùng lắp nội dung của một số tiêu chí tiếp cận pháp luật với điều kiện, chỉ tiêu khác trong Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới (điều kiện “Xã đạt tiêu chuẩn “An toàn, an ninh trật tự” theo quy định của Bộ Công an, chỉ tiêu 18.2 “Đảng bộ, chính quyền xã được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên”…); giúp tiết kiệm nguồn lực, giảm thiểu hồ sơ trong đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
          Đối với  chỉ tiêu 9.5 “Phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thuộc Tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh thì sử dụng kết quả đánh giá, công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của năm trước liền kề năm đánh giá phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh theo quy định tại Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg.
2. Sửa đổi yêu cầu về mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở
Nội dung tiêu chí 16 “Tiếp cận pháp luật” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 được hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1143/QĐ-BTP. Nội dung hướng dẫn thực hiện tiêu chí này cơ bản được giữ nguyên như quy định tại Quyết định số 1723/QĐ-BTP trước đây và được chỉnh sửa về kỹ thuật để bảo đảm tính chặt chẽ, phù hợp với quy định pháp luật, thống nhất cách hiểu một số nội dung trong quá trình áp dụng. Trong đó, sửa đổi, làm rõ hơn yêu cầu của mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở là mô hình xã điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, mô hình xã điển hình về hòa giải ở cơ sở, cụ thể:
Xã được xác định là có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật khi đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Các chỉ tiêu 3, 4, 5 và 6 thuộc Tiêu chí 2 “Tiếp cận thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật” theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP đạt số điểm tối đa; (ii) Huy động được nguồn lực hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; (iii) Trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá có tập thể hoặc cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen hoặc Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì có thành tích xuất sắc về triển khai các giải pháp, sáng kiến trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Xã được xác định là có mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở khi đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Chỉ tiêu 2 thuộc Tiêu chí 3 “Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý” theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP đạt số điểm tối đa; (ii) Huy động đội ngũ luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, người đã hoặc đang công tác trong lĩnh vực pháp luật tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở hoặc hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở; (iii) Trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá có tập thể hoặc cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen hoặc Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì có thành tích xuất sắc về triển khai các giải pháp, sáng kiến trong công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Chỉ tiêu cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 1143/QĐ-BTP hướng dẫn nội dung của chỉ tiêu 9.6 “Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, chỉ tiêu 9.7 “Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thuộc Tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 và chỉ tiêu 9.4. “Quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” thuộc Tiêu chí quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh (gọi chung là chỉ tiêu cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật).
Theo đó, chỉ tiêu cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có 04 nội dung tập trung đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp huyện trong các lĩnh vực xây dựng, ban hành văn bản theo thẩm quyền; tiếp cận thông tin; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở;  trợ giúp pháp lý. So với Quyết định số 1723/QĐ-BTP, việc xác định mức độ đạt chuẩn của chỉ tiêu cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được chỉnh sửa theo hướng: (i) Bỏ các điều kiện cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cách tính theo điểm số; (ii) Lược bỏ một số  nội dung về tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, chỉ lựa chọn những nội dung gắn với chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp và quy định tiêu chuẩn đạt chuẩn đối với từng nội dung.
Đối với chỉ tiêu 9.7 “Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” thuộc tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã, ngoài đáp ứng tiêu chuẩn 04 nội dung của chỉ tiêu cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, còn phải đáp ứng các nội dung về tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết vụ, việc hòa giải, tỷ lệ vụ, việc hòa giải thành và bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Quyết định số 1143/QĐ-BTP có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2024 và thay thế Quyết định số 1723/QĐ-BTP, do đó những trường hợp hồ sơ đề nghị thẩm tra, thẩm định tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” để xét, công nhận hoặc thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và đạt chuẩn đô thị văn minh đã được gửi đến cơ quan có thẩm quyền trước ngày 20/6/2024, địa phương có thể lựa chọn tiếp tục thực hiện theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 1723/QĐ-BTP hoặc thực hiện theo các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1143/QĐ-BTP./.

Nguồn (https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-pgbdpltw.aspx?ItemID=2264)

Đính kèm: QĐ1143

Tháng Mười Hai 6, 2023

Sáng ngày 06/12/2023, Ủy ban nhân dân Huyện, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Huyện, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật Huyện tổ chức Hội nghịHướng dẫn nghiệp vụ công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn tiêu chí đánh giá cấp Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.”

Đến dự Hội nghị tập huấn và làm báo cáo viên cho hội nghị có Đồng chí Vũ Thái Hùng – Phó Trưởng Phòng - Phòng phổ biến giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp Thành phố. Đồng chí Hứa Thị Phương Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật Huyện, - Trưởng Phòng Tư pháp Huyện. Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ban Dân vận Huyện ủy, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện và Cán bộ tham mưu thực hiện các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; Đại diện Ban Chỉ huy Công an Huyện và Cán bộ tham mưu công nhận xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; Đại diện lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện; Phòng Nội vụ Huyện; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Lao động – Thương binh và xã hội và Cán bộ tham mưu thực hiện các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; Đại diện lãnh đạo Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thông Huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 xã, thị trấn; Trưởng Công an và Cán bộ tham mưu công nhận xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” 16 xã, thị trấn;  Công chức Tư pháp - Hộ tịch 16 xã, thị trấn.

Tại Hội nghị ông Vũ Thái Hùng – Phó Trưởng Phòng - Phòng phổ biến giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp Thành phố đã triển khai quy định về cấp huyện, xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 25/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành; Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/08/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn có liên quan và giải đáp khó khăn vướng mắc cho các đại biểu tham dự hội nghị./.

Tháng Bảy 27, 2023

Ngày 18/7/2023, quận Bình Thạnh đã tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đến tham dự có ông Võ Đức Hiếu – Phó Chủ tịch UBND phường; ông Huỳnh Hữu Phúc – ĐUV/Phó Chủ tịch UBND phường, bà Nguyễn Lê Hoàng Hoa – ĐUV/Chủ tịch Hội LHPN phường là thành viên Ban tổ chức – Ban giám khảo hội thi và sự có mặt của 04 đội thi gồm 12 thí sinh, 45 cổ động viên là cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân trên địa bàn Phường 5.

Mỗi đội thi trải qua 03 vòng thi (Vòng 1: Thi trắc nghiệm, Vòng 02: Đuổi hình bắt chữ; Vòng 3: Vượt chướng ngại vật). Sau khi kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho các đội có số điểm cao nhất.

Đây là hoạt động mang ý nghĩa góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật và tăng cường, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bàn phường thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.

Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh- Phòng PBGDPL

Tháng Hai 6, 2023

Chiều ngày 02/02/2023, Ông Nguyễn Ngọc Xuân, UV. BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện đã chủ trì cuộc họp Hội đồng Đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật để thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới năm 2022. Tham dự cuộc họp còn có các thành viên của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tại buổi họp, Hội đồng đã nghe Phòng Tư pháp thông tin kết quả kiểm tra, đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 và các tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ Tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới năm 2022 cũng như dự thảo các báo cáo về kết quả đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 và dự thảo báo cáo ết quả đánh giá triển khai, thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 trên địa bàn huyện Cần Giờ. Theo đó, các thành viên Hội đồng đã thảo luận và thống nhất kết quả thẩm định 6/7 xã, thị trấn (trừ thị trấn Cần Thạnh) đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2022; 06/06 không đủ điều kiện đạt tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nâng cao. Riêng huyện Cần Giờ chỉ đáp ứng 02/4 điều kiện công nhận huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022.

Kết luận buổi họp, ông Nguyễn Ngọc Xuân đã ghi nhận các ý kiến đóng góp của các thành viên Hội động, kết quả tư vấn, thẩm định của Hội đồng.Đồng thời đề nghị Phòng Tư pháp sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện theo quy định./.

Tháng Một 6, 2023

Thực hiện Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Bình Chánh năm 2019. Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức tập huấn Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ về quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”,  “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và quy trình triển khai, đăng ký và bình xét các danh hiệu văn hóa theo Tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2017-2021 và đã cấp phát các tài liệu Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ và Hướng dẫn số 411/HD-SVHTT-XDNSVHGĐ ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về quy trình xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, “Ấp văn hóa” theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”; “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “ Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” các biểu mẫu có liên quan.

Ngày 23/4/2019 (Thứ ba) tại Hội trường Ủy Ban nhân dân Huyện với 543 học viên tham gia; Báo cáo viên lớp tập huấn là Ông Nguyễn Hoàng Anh- Phó trưởng phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố.

Các đại biểu dự tập huấn nêu ý kiến thắc mắc xoay quanh việc đăng ký và bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa” theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ và đã được báo cáo viên giải đáp.

Tháng Mười Hai 26, 2022

Ngày 22/12/2022, quận Bình Thạnh đã tổ chức tuyên truyền Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 và Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ. Tại buổi tuyên truyền, bà Nguyễn Thị Thủy – Báo cáo viên pháp luật quận/Chủ tịch UBND phường 12 đã phổ biến một số nội dung cơ bản của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cho hơn 50 đại biểu là đại diện các cơ sở kinh doanh, chi hội Luật gia, người dân tộc thiểu số và nhân dân trên địa bàn.

Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh, người dân trên địa bàn phường; qua đó, góp phần phòng, chống tình trạng mua, bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023./.

Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh- Phòng PBGDPL

Tháng Tám 30, 2022

Lớp tập huấn được tổ chức vào sáng ngày 29 tháng 7 năm 2022 (thứ Sáu) tại Hội trường Trường Bồi dưỡng giáo dục Huyện, với 315 người tham gia. Báo cáo viên lớp tập huấn là Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Trưởng Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố.

Tại buổi tập huấn các học viên đã được báo cáo viên giới thiệu một số hoạt động tiêu biểu của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phổ biến các nội dung của Tiêu chuẩn văn hóa, quy trình xét tặng, công nhận, công nhận lại các danh hiệu văn hóa giai đoạn 2020 – 2025 và cung cấp một số văn bản liên quan:

- Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”,  “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;

- Quyết định 1280/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành các Tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2020  - 2025;

- Hướng dẫn 3425/HD-SVHTT ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về hướng dẫn triển khai thực hiện các Tiêu chuẩn văn hóa và quy trình xét tặng, công nhận, công nhận lại các danh hiệu văn hóa giai đoạn 2020 - 2025;

- Chương trình số 29/CTrPH-MTTQ-SVHTT ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố - Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố ngày 20 tháng 10 năm 2021 Chương trình phối hợp về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2021 - 2025;

- Kế hoạch số 326/KHPH-MTTQ-PVHTT ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện về Kế hoạch phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Các đại biểu dự tập huấn nêu ý kiến thắc mắc xoay quanh việc đăng ký và bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa” theo Quyết định 1280/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành các Tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2020 -2025 và đã được báo cáo viên giải đáp./.

Tháng Tám 15, 2022

Chiều ngày 04/8/2022, Quận 8 tổ chức buổi tuyên truyền Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hướng dẫn kiến thức về an toàn thực phẩm tại phường 9. Tham dự buổi tuyên truyền có bà Hoàng Ngọc Loan – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 8; bà Lương Hoàng Bích Trâm - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Phường 9; bà Lê Thụy Hồng Vy – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Phường 9 cùng đại diện các đoàn thể phường và đoàn viên, hội viên, Nhân dân trên địa bàn phường.

Bà Hoàng Ngọc Loan đã phổ biến các quy định trọng tâm của Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức thảo luận nhiều tình huống thực tế, giúp người tham dự nâng cao kiến thức và ý thức về giữ gìn an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, người tham dự còn được hướng dẫn phương pháp lựa chọn thực phẩm, cách sử dụng, bảo quản nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe; cách xử lý tình huống để người dân chủ động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của mình./.

 

Phòng Tư pháp quận 8- Phòng PBGDPL

Tháng Tám 8, 2022

Ngày 28/7/2022, Ủy ban nhân dân Quận 7 phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố tổ chức phổ biến các quy định pháp luật về xây dựng tiêu chuẩn văn hóa, nếp sống văn minh năm 2022 tại Trung tâm hành chính Quận 7.

Đến tham dự có Ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố; Bà Nguyễn Thị Bé Ngoan - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Bà Dương Thị Cẩm Hồng - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin cùng các đồng chí là Thành viên Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa bàn.

Ông Nguyễn Hoàng Anh đã thông tin nội dung trọng tâm của Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 14/4/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành các Tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2020 – 2025; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thực hiện xây dựng tuyến đường văn minh - mỹ quan đô thị gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19/10/2018 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”, xây dựng thành phố Xanh - Thân thiện môi trường; Chương trình phối hợp số 29/CTrPH-MTTQ-SVHTT ngày 20/10/2021 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và Sở Văn hóa - Thể thao về ”Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Qua buổi phổ biến, các đại biểu đã nắm rõ hơn quy định trong xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; thực hiện quy ước ở cộng đồng dân cư; xây dựng tuyến đường văn minh - mỹ quan đô thị; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; các hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở,… Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Quận 7 trong thời gian tới./.

Phòng Tư pháp quận 7- Phòng PBGDPL

Tháng Tám 3, 2022

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, quan điểm, chính sách mới được Quốc hội thông qua; các quy định về chính sách nông nghiệp - nông dân - nông thôn và phát huy vai trò của tổ chức Hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân; đẩy mạnh việc học tập, tìm hiểu pháp luật, ý thức tự giác tuân thủ và chấp hành nghiêm pháp luật gắn thi đua thực hiện tiêu chí “Người nông dân mới Thành phố Hồ Chí Minh” cho đối tượng là thường trực Hội, lực lượng tuyên truyền viên cơ sở, Ban Chủ nhiệm CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đại diện Ban Giám đốc các Hợp tác xã, đại diện tổ hợp tác… trong ngày 22/7/2022, tại Hội trường Ban nhân dân khu phố Phong Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ; Hội Nông dân huyện – Thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022. Đến dự và tham gia tuyên truyền pháp luật có Ông Lê Văn Được – Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện và Ông Võ Văn Rong - Chủ tịch Hội Luật gia – Báo cáo viên pháp luật huyện.

Tại Hội nghị các báo cáo viên đã phổ biến, tuyên truyền Luật số 51/2005/QH11 về giao dịch điện tử; Quyết định số: 13/2022/QĐ-TTg ngày 9/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định số: 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định số: 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tìm hiểu một số quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; tìm hiểu một số quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Hội nghị đi sâu vào trao đổi, thảo luận giúp học viên nắm rõ thêm các nội dung chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, thương mại điện tử, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; giải đáp về các tiêu chí “Người Nông dân mới TP.Hồ Chí Minh”…, đồng thời thực hiện lồng ghép tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý hướng dẫn thủ tục vay vốn ngân hàng, hỗ trợ tư pháp, hôn nhân gia đình, đăng ký hộ khẩu, khai sinh... giúp cho Hội nghị diễn ra sinh động tránh nhàm chán. Được biết, đây là hướng mới trong công tác tuyên truyền của Hội Nông dân huyện Cần Giờ trong thời gian tới./.

 

 

Tháng Bảy 28, 2022

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 5336/VP-KT ngày 07/7/2022; Công văn số số 1918/BTP-TGPL ngày 10/6/2022 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và Công văn số 1702/SNN-VPĐP ngày 18/7/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu và thực tiễn của Thành phố, Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Hướng dẫn chung:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý, Ủy ban nhân dân các huyện chủ động triển khai thực hiện các nội dung có liên quan, đảm bảo nguồn lực, kinh phí hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và thực hiện việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 1918/BTP-TGPL ngày 10/6/2022 của Bộ Tư pháp; Công văn số 460/UBND-NCPC ngày 16/02/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022 - 2027 trên địa bàn Thành phố.

2. Hướng dẫn thực hiện nội dung: “Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn” (nội dung 04 – nội dung thành phần số 08 Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

a) Tập trung nguồn lực thực hiện Kế hoạch số 2389/KH-UBND ngày 20/7/2021 về thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 01/12/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân;

b) Bổ sung nội dung hoàn thành nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật vào Quy chế của cơ quan, đơn vị để đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp hàng năm theo Công văn số 2078/UBND-VX ngày 23/6/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về bổ sung nội dung hoàn thành nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật vào Quy chế của cơ quan, đơn vị để đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm;

c) Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả, thiết thực Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục chú trọng tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến các chỉ số thành phần của Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (Chỉ số PAPI) đến tận cơ sở, trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến về Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở; quy chế dân chủ ở nơi làm việc;

d) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đảm bảo thực hiện đúng quy định, thực chất, phát huy đầy đủ ý nghĩa, vai trò và mục đích của công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới (đối với các huyện) và chuẩn đô thị văn minh (đối với các quận và thành phố Thủ Đức); chỉ đạo hướng dẫn việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo tiến độ theo quy định; thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, quy trình đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cho cán bộ, công chức được giao theo dõi, tham mưu nhiệm vụ; phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị, công chức theo dõi, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật phù hợp với lĩnh vực được giao quản lý. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện và từng thành viên Hội đồng trong rà soát, thẩm định kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã; đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để khắc phục hạn chế, khó khăn; tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã không để xảy ra vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra, phấn đấu đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước; có giải pháp duy trì các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và khắc phục, hỗ trợ các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc có các tiêu chí, chỉ tiêu đạt kết quả còn hạn chế.

3. Hướng dẫn thực hiện nội dung: “Nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý” (nội dung 05 – nội dung thành phần số 8 Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ tiêu chỉ quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản có liên quan với các nội dung như sau:

a) Nâng cao năng lực, kiến thức, hiểu biết điểm hoặc luân phiên theo địa bàn về trợ giúp pháp lý cho những người có uy tín trong cộng đồng và đội ngũ cán bộ ở cơ sở (công an xã, cán bộ tư pháp hộ tịch,…..), tổ chức, đoàn thể của cấp xã để kịp thời giải thích cho người dân về quyền được trợ giúp pháp lý, hướng dẫn người thuộc diện trợ giúp pháp lý liên hệ với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý/người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương;

b) Tăng cường hiểu biết về trợ giúp pháp lý của người dân vùng nông thôn nhằm kịp thời tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật: tổ chức các đợt truyền thông trực tiếp điểm hoặc luân phiên theo địa bàn để hướng dẫn người dân vùng nông thôn hiểu biết về trợ giúp pháp lý và tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật;

c) Tăng cường thông tin, truyền thông rộng rãi về công tác trợ giúp pháp lý dưới nhiều hình thức tại vùng nông thôn ở các địa phương để nâng cao nhận thức về vai trò của công tác trợ giúp pháp lý nói chung và nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý của người dân vùng nông thôn nói riêng; đa dạng hóa các phương thức truyền thông về trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng, đặc thủ địa bàn vùng nông thôn, trình độ dân trí của người dân như: cung cấp các tài liệu về chính sách pháp luật trợ giúp pháp lý cho người dân vùng nông thôn; xây dựng các nội dung truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng cho phù hợp với điều kiện người dân vùng nông thôn;

d) Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý tại vùng nông thôn;

đ) Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan, tổ chức hữu quan tại cơ sở ở các địa phương vùng nông thôn để thực hiện có hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý;

e) Nghiên cứu để có thể thực hiện phối hợp các hoạt động trợ giúp pháp lý phù hợp trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 nhưng bảo đảm không chồng chéo về đối tượng và nội dung hỗ trợ trên cùng địa bàn.

 Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện phản ánh kịp thời về Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp (điện thoại: 028.38242893, email: pbgdpl.stp@tphcm.gov.vn) để nghiên cứu, hướng dẫn hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền cấp trên./.

Tháng Bảy 15, 2022

Ngày 10/6/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 1918/BTP – TGPL về việc thực hiện một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025. Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý như sau:

I.Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn (nội dung 04 – nội dung thành phần số 08)

  1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; có giải pháp duy trì các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và khắc phục, hỗ trợ các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc có các tiêu chí, chỉ tiêu đạt kết quả còn hạn chế
  2. Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với các nhiệm vụ trọng tâm:

a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các nhiệm vụ triển khai công tác PBGDPL theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW;

b) Lựa chọn nội dung PBGDPL trên cơ sở bám sát vào nhu cầu của người dân, yêu cầu nhiệm vụ chính trị pháp lý và tình hình thực tiễn; tập trung PBGDPL gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; những vấn đề nóng về tinh hình thi hành pháp luật đang xảy ra tại địa bàn cơ sở, vấn đề dư luận quan tâm và cần định hướng dư luận; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 407/2022/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027″. Nội dung PBGDPL cần gắn với vận động, giáo dục người dân chủ động tìm hiểu, tuân thủ pháp luật;

c) Đổi mới hình thức PBGDPL theo hướng đa dạng hóa, triển khai các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi sổ; truyền thông trên mạng xã hội; tăng thời lượng và nội dung PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở của địa phương; triển khai các mô hình, cách làm hay, hiệu quả tại cơ sở.

  1. Tổ chức thực hiện hiệu quả quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành với các nhiệm vụ trọng tâm: truyền thông về vị trí, ý nghĩa công tác hòa giải ở cơ sở để nâng cao nhận thức của người dân trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn thuộc phạm vi hỏa giải ở cơ sở, xây dựng các mô hình hiệu quả trong hòa giải ở cơ sở; huy động, khuyến khích, thu hút lực lượng công an, bộ đội, luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật tham gia đóng góp cho hoạt động này.
  2. Rà soát, kiện toàn, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật, Hòa giải viên ở cơ sở, công chức tư pháp hộ tịch và các công chức thực hiện công tác PBGDPL, đánh giá, công nhân xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

II. Nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý (nội dung 05 – nội dung thành phần số 8)

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ tiêu chỉ quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản có liên quan với các nội dung như sau:

  1. Nâng cao năng lực, kiến thức, hiểu biết điểm hoặc luân phiên theo địa bàn về trợ giúp pháp lý cho những người có uy tín trong cộng đồng và đội ngũ cán bộ ở cơ sở (công an xã, cán bộ tư pháp hộ tịch,…..), tổ chức, đoàn thể của cấp xã để kịp thời giải thích cho người dân về quyền được trợ giúp pháp lý, hướng dẫn người thuộc diện trợ giúp pháp lý liên hệ với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý/người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương;
  2. Tăng cường hiểu biết về trợ giúp pháp lý của người dân vùng nông thôn nhằm kịp thời tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật: tổ chức các đợt truyền thông trực tiếp điểm hoặc luân phiên theo địa bàn để hướng dẫn người dân vùng nông thôn hiểu biết về trợ giúp pháp lý và tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật;
  3. Tăng cường thông tin, truyền thông rộng rãi về công tác trợ giúp pháp lý dưới nhiều hình thức tại vùng nông thôn ở các địa phương để nâng cao nhận thức về vai trò của công tác trợ giúp pháp lý nói chung và nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý của người dân vùng nông thôn nói riêng; đa dạng hóa các phương thức truyền thông về trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng, đặc thủ địa bàn vùng nông thôn, trình độ dân trí của người dân như: cung cấp các tài liệu về chính sách pháp luật trợ giúp pháp lý cho người dân vùng nông thôn; xây dựng các nội dung truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng cho phù hợp với điều kiện người dân vùng nông thôn;
  4. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý tại vùng nông thôn;
  5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan, tổ chức hữu quan tại cơ sở ở các địa phương vùng nông thôn để thực hiện có hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý;
  6. Nghiên cứu để có thể thực hiện phối hợp các hoạt động trợ giúp pháp lý phù hợp trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 nhưng bảo đảm không chồng chéo về đối tượng và nội dung hỗ trợ trên cùng địa bàn.

Tháng Sáu 16, 2022

Trên cơ sở nội dung, nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công tại Kế hoạch số 1793/KH-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2022, cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành và nội dung, nhiệm vụ được phân công  khẩn trương, chủ động triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhất, sớm nhất, hiệu quả nhất mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố năm 2022.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm (ngày 15 tháng cuối quý, 6 tháng, năm) báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch (kèm tập tin điện tử) gửi về Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân Thành phố.

Tháng Tư 6, 2022

 Ngày 05/4/2022, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua về cải cách hành chính và nhân rộng mô hình, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu về cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2022 (Kế hoạch số 1018/KH-UBND). Theo đó,

  1. Đối tượng gồm

1.1. Tập thể

- Các sở, ban, ngành (bao gồm các cơ quan ngành dọc), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; Ủy ban nhân dân phường, xã - thị trấn; Tổng công ty,
Công ty thuộc Thành phố (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị nhà nước) và các đơn vị báo, đài trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

1.2. Cá nhân

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước và các đơn vị báo, đài trên địa bàn Thành phố.

- Người dân, doanh nhân.

2. Nội dung thi đua

2.1. Đối với các tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước

- Thực hiện đột phá các nội dung, nhiệm vụ cải cách hành chính theo Kế hoạch thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2022. Trọng tâm là nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương.

- Thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, vai trò giám sát của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện cải cách hành chính đối với các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Các cá nhân, tập thể có các mô hình sáng kiến, giải pháp, cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện cải cách hành chính theo chủ đề năm 2022 của Thành phố “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.

2.2. Đối với các tập thể, cá nhân là đơn vị báo, đài trên địa bàn Thành phố

Là tác giả, nhóm tác giả có những bài viết tuyên truyền về cải cách hành chính; có sáng kiến, cách làm hay trong công tác tuyên truyền về cải cách hành chính trên
địa bàn Thành phố.

2.3. Người dân, doanh nhân, doanh nghiệp

Người dân, doanh nghiệp có mô hình giải pháp, sáng tạo được ứng dụng hiệu quả trong thực tế đối với 06 (sáu) lĩnh vực của công tác cải cách hành chính, góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố.

3. Tiêu chí thi đua

3.1. Đối với các cơ quan, đơn vị nhà nước

- Có kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện cải cách hành chính năm 2022 và phát động phòng trào thi đua cải cách hành chính năm 2022. Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị và địa phương.

- Có đăng ký các mô hình sáng kiến, giải pháp, cách làm hay trong thực hiện cải cách hành chính; mô hình, sáng kiến, giải pháp, cách làm hay phải bảo đảm tính hợp pháp và triển khai, áp dụng có hiệu quả; mang lại chuyển biến tích cực cho công tác cải cách hành chính.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị không bị xử lý kỷ luật trong năm; 100% cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế ứng xử trong thực thi công vụ.

- Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 đạt từ loại “Khá” trở lên (áp dụng đối với các cơ quan có đánh giá xác định chỉ số cải cách hành chính hàng năm).

3.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thể hiện tính gương mẫu, tiên phong đi đầu trong cải cách hành chính, trong thực hiện quy chế văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ;
có giải pháp mang lại hiệu quả cao trong chỉ đạo, điều hành để hoàn thành tốt công tác cải cách hành chính và không để xảy ra trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi mình quản lý có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong thi hành công vụ.

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính; quy chế văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ; có giải pháp, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính bảo đảm tính hợp pháp và mang lại hiệu quả.

- Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2022 đạt từ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

3.3. Đối với báo, đài, phóng viên, biên tập viên

- Có những bài viết (bài viết bằng nhiều loại hình báo chí) để tuyên truyền các nội dung quy định về cải cách hành chính; các mô hình, sáng kiến, giải pháp của cá nhân, tập thể phải bảo đảm tính hợp pháp, thực hiện hiệu quả liên quan đến 06 lĩnh vực của công tác cải cách hành chính; đồng thời phản ánh những hạn chế, thiếu sót của cá nhân, tập thể để kịp thời khắc phục hoặc giới thiệu các gương điển hình là cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt, hiệu quả các hoạt động trong cung ứng dịch vụ công đã được nhà nước thực hiện xã hội hóa.

- Có sáng kiến, cách làm hay trong công tác tuyên truyền về cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố.

3.4. Đối với người dân, doanh nhân và doanh nghiệp

Người dân, doanh nhân và doanh nghiệp tích cực hợp tác cùng cơ quan, chính quyền các cấp thuộc Thành phố trong cung ứng các dịch vụ công được xã hội hóa; tích cực tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đánh giá mức độ hài lòng và phản ánh kịp thời, trung thực những hành vi sai trái, nhũng nhiễu, gây khó khăn của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ hoặc có những hiến kế, giải pháp đóng góp tích cực cho việc thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố. 

Tháng Ba 16, 2022

Một trong các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên).

Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, điều kiện để tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là: có ít nhất 20% số huyện trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; có ít nhất 40% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý đạt từ 90% trở lên...

(Đính kèm)