TÀI LIỆU HỎI- ĐÁP
( Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Nghị định 28/2013/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính ph
(Phẩn 3)
Câu hỏi 21: Pháp luật quy định như thế nào xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật?
đáp án
Pháp luật quy định như thế nào xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật?
Điều 9 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật như sau:
1. Nhà nước khuyến khích Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
2. Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật hướng dẫn việc tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí hằng năm của luật gia, luật sư, công chứng viên, hội viên.
3. Hội Luật gia các cấp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác về pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng và các thành viên của các tổ chức này tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật được hưởng chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Câu hỏi 22. Theo quy định của Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ, ngoài hình thức truyền thống như tổ chức tập huấn, tuyên truyền miệng, phát tờ gấp pháp luật, phát thanh,…các hình thức nào sau đây có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Đáp án: ( khoản Điều 6 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP). Thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm.
Câu 23. Theo quy định của Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ, Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức với bao nhiêu nội dung?
Đáp án: ( Điều 6 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP): 6 nội dung.
Câu hỏi 24. Có bao nhiêu hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật?
Đáp án: (Điều 11 Luật phổ biến giáo dục pháp luật): Có 8 hình thức.
Câu hỏi 25: Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố khi nào? Tại đâu? Ai công bố?
Đáp án: Ngày 08/01/2013, tại Hà Nội do Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng công bố.
Câu hỏi 26. Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là:
Đáp án
a. Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
b. Huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
Câu hỏi 27. Những nội dung nào được nêu sau đây được quy định là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật?
Đáp án
a. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
b. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước;
c.thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
Câu hỏi 28: Theo quy định của Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ, ai có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật?
Đáp án: Điều 7 Nghị định số 28/2013/NĐ-CP: Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước.
Câu hỏi 29: Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động nào?
Đáp án: (Điều 16. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo)
a. Tòa án nhân dân các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức xét xử lưu động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và nhân dân.
b. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức đối thoại với người dân để kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Câu hỏi 30: Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật ?
Đáp án
a. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật; Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
b. Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức mình.
c. Vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật; Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật./.
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
HUYỆN BÌNH CHÁNH