• Tháng Bảy 6, 2023

TÌNH HUỐNG

PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tình huống 1: Anh Tuấn (27 tuổi) và chị Vân (28 tuổi) đều có nghề nghiệp ổn định và có đủ điều kiện kết hôn. Sau thời gian dài tìm hiểu anh, chị đã quyết định việc kết hôn. Song do trước đây, mẹ anh Tuấn có mâu thuẫn với gia đình chị Vân nên khi anh chị về xin phép gia đình tổ chức lễ cưới, mẹ anh Tuấn đã không đồng ý. Tuy vậy, họ vẫn quyết định kết hôn và cùng đến Ủy ban nhân dân xã, hoàn tất thủ tục xin đăng ký kết hôn. Biết chuyện, mẹ anh Tuấn đã đến Uỷ ban nhân dân xã yêu cầu không cho anh Tuấn và chị Vân đăng ký kết hôn. Bà còn gặp chị Vân mắng chửi và dọa sẽ từ mặt con nếu anh Tuấn và chị Vân vẫn cố tình đăng ký kết hôn. Để giải tỏa mâu thuẫn, Anh Tuấn đã xin tạm hoãn ngày đăng ký kết hôn lại và đến nhờ Tổ hòa giải giúp đỡ thuyết phục mẹ mình.

Giải quyết tình huống:

  1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: mẹ anh Tuấn không đồng ý đề anh Tuấn kết hôn với chị Vân vì trước đây mẹ anh Tuấn có mâu thuẫn với gia đình chị Vân.

  2. Căn cứ pháp lý:

Điểm b, Khoản 2; Khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm những hành vi như sau: “ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn… Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình”.

  1. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu trên, hòa giải viên cần phân tích để mẹ anh Tuấn hiểu việc bà gặp chị Vân mắng chửi và dọa sẽ từ mặt con nếu anh Tuấn và chị Vân vẫn cố tình đăng ký kết hôn là sai với quy định của pháp luật.

  • Bên cạnh đó, Hòa giải viên cần thuyết phục mẹ anh Tuấn để mẹ anh hiểu việc anh Tuấn muốn lấy chị Vân là dựa trên cơ sở tình cảm, tìm hiểu một thời gian dài, hôn nhân được xây dựng trên nền tảng của tình yêu thì mới có hạnh phúc dài lâu. Bà càng cấm cản thì càng làm khổ con trai mà thôi, để từ đó vì yêu thương con trai, quan tâm đến tương lai của con trai và tình cảm gia đình sau này bà không phản đối việc kết hôn của anh chị nữa.

Tình huống 2: Anh Hòa và chị Trinh kết hôn đã được 20 năm, sinh được 2 cháu, một trai, một gái, hiện có 2 con đang tuổi đi học. Cuộc sống của gia đình anh chị rất khó khăn, hàng ngày chị tần tảo bán rau kiếm sống, anh thì làm nghề chạy xe ôm. Gần đây, anh Hòa bỏ bê công việc, thường xuyên đánh số đề, lại nghiện rượu. Do kiếm sống khó khăn, lại không có nhiều tiền, anh Hòa thường to tiếng, chửi bới, xúc phạm, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ. Chị Trinh do cuộc sống vất vả, làm việc mệt mỏi nên đôi khi cũng nặng lời, xỉa xói chồng, gần đây hai vợ chồng anh chị thường xuyên cãi vã, to tiếng với nhau, gây mất trật tự ấp xóm.

Giải quyết tình huống:

  1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Do kiếm sống khó khăn, lại không có nhiều tiền, anh Hòa thường to tiếng, chửi bới, xúc phạm, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ. Chị Trinh do cuộc sống vất vả, làm việc mệt mỏi nên đôi khi cũng nặng lời, xỉa xói chồng, gần đây hai vợ chồng anh chị thường xuyên cãi vã, to tiếng với nhau, gây mất trật tự ấp xóm.

  2. Căn cứ pháp lý:

  • Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”.

  • Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) nghiêm cấm: “ Các hành vi bạo lực gia đình sau: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng”.

  • Khoản 1, Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến

      1. đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình”.

  1. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở các quy định Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu trên, hòa giải viên cần phân tích để anh Hòa hiểu việc anh bỏ bê công việc, thường to tiếng, chửi bới, xúc phạm, đánh chị Trinh vợ anh là vi phạm quy định của pháp luật.

  • Thuyết phục 2 bên vì tình cảm vợ chồng đã sống với nhau lâu năm không nên cãi vã to tiếng và không để xảy ra xung đột. Cần thuyết phục để anh Hòa chị Trinh hiểu được vợ chồng phải yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Chỉ có vợ chồng đồng sức, đồng lòng thì gia đình mới yên ấm hạnh phúc, kinh tế gia

đình mới phát triển. Thay vì xỉa xói, chửi bới nhau hai vợ chồng nên dành thời gian đó để bàn bạc cách làm ăn phát triển kinh tế gia đình.

Tình huống 3: Sau khi kết hôn, cho rằng mình là người làm ra tiền, vợ thì lương thấp nên anh Khang không cho phép chị Mai (là vợ) tham gia ý kiến khi mua sắm, định đoạt tài sản của gia đình, kể cả việc mua sắm những vật dụng nhỏ. Nhiều lần chị Mai góp ý anh nên bàn bạc để thống nhất giữa vợ và chồng nhưng anh Khang không nghe. Nhiều lúc chán, chị Mai sinh căng thẳng, bức xúc, vợ chồng to tiếng. Gần đây vợ chồng anh Khang thường xuyên xung đột, cãi vã, cuộc sống gia đình rất căng thẳng làm ảnh hưởng đến trật tự khu dân cư.

Giải quyết tình huống:

    1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Anh Khang nghĩ rằng mình là người làm ra tiền nên không cho phép vợ tham gia ý kiến vào bất kỳ vấn đề gì liên quan đến việc định đoạt tài sản của vợ chồng anh chị, chị Mai không đồng ý, sau nhiều lần tranh cãi vẫn không giải quyết được nên mâu thuẫn giữa anh chị ngày càng nghiêm trọng.

    2. Căn cứ pháp lý:

Khoản 2, Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: “.   2. Vợ,

chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình…

    1. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Khoản 2, Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006, hòa giải viên cần phân tích để anh Khang hiểu, vợ anh mặc dù thu nhập thấp nhưng cũng được bình đẳng trong việc sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng, việc anh không cho phép chị Mai tham gia ý kiến khi mua sắm là vi phạm quy định của pháp luật.

  • Thuyết phục anh Khang vì tình cảm vợ chồng không nên cãi vã to tiếng và không để xảy ra xung đột; nên tôn trọng và hỏi ý kiến vợ khi mua sắm, định đoạt tài sản của gia đình. Từ xưa các cụ nhà ta đã dạy rằng “Của chồng công vợ” anh nên xem xét lại hành vi của mình và biết yêu thương chia sẽ với vợ hơn.

Tình huống 4: Ngày cưới anh Bình và chị Tâm, mẹ chồng và bà con họ hàng nội ngoại đã tặng chị Tâm rất nhiều nữ trang (khoảng 03 lượng vàng). Sau ngày cưới, hai anh chị đã bán số vàng đó lấy tiền mua một chiếc xe máy (anh Bình đứng tên chủ sở hữu). Số tiền còn lại dùng làm vốn mở cửa hàng tạp hóa. Do nợ tiền chơi cờ bạc đến hạn phải trả, anh Bình đã bán chiếc xe máy lấy tiền trả nợ mà không hỏi ý kiến chị Tâm. Hai vợ chồng to tiếng, cãi vã nhau, anh Bình cho rằng xe máy đứng tên anh, anh có quyền bán. Chị Tâm cho rằng tiền mua xe là từ tiền bán vàng của chị được tặng. Không ai chịu ai, cả giận, mất khôn anh Bình cầm gậy đánh vào chân chị Tâm làm rạn xương bàn chân phải đi bệnh viện, cuộc sống gia đình ngày càng căng thẳng.

Giải quyết tình huống:

  1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Do nợ tiền chơi cờ bạc đến hạn phải trả, anh Bình đã bán chiếc xe máy (do chị Tâm bán vàng được tặng khi cưới để mua) lấy tiền trả nợ mà không hỏi ý kiến chị Tâm. Không ai chịu ai, cả giận, mất khôn anh Bình cầm gậy đánh vào chân chị Tâm làm rạn xương bàn chân phải đi viện, cuộc sống gia đình ngày càng căng thẳng.

2. Căn cứ pháp lý:

Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung...

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng…”

        • Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) nghiêm cấm: “ Các hành vi bạo lực gia đình sau: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng”.

        • Khoản 1, Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến

      • đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình”.

  1. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở các quy định của Luật Hôn nhân gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu trên, hòa giải viên cần phân tích để anh Bình hiểu việc anh bán xe máy (được mua từ số tiền, vàng chị Tâm được tặng ngày cưới) không hỏi ý kiến chị mà còn đánh chị là vi phạm pháp luật.

  • Thuyết phục hai bên vì tình cảm vợ chồng không nên cãi vã to tiếng và không để xảy ra xung đột. Khuyên chị Tâm cần nhẹ nhàng khuyên bảo, nói chuyện phải trái với chồng. Không nên phản ứng lại thái quá như đổ thêm dầu vào lửa làm rạn vỡ tình cảm vợ chồng. Hai vợ chồng nên ngồi lại cùng nhau bàn bạc cách giải quyết những khó khăn trước mắt.

Tình huống 5: Anh Hùng kết hôn với chị Bích năm 2002. Sau khi kết hôn, hai người sống chung với bố mẹ chồng và sinh được 01 người con. Khi bố mẹ anh Hùng tiến hành cải tạo lại căn nhà, vợ chồng anh chị đã đưa cho bố mẹ 400 triệu đồng (đây là số tiền do hai vợ chồng tiết kiệm được). Quá trình chung sống giữa mẹ chồng và nàng dâu thường có nhiều xích mích. Do anh Hùng thường đứng về phía mẹ nên chị Bích rất bức xúc, căng thẳng có lúc được đẩy nên cao, mỗi lần như thế là một lần to tiếng, cãi vã. Không chịu nổi cuộc sống căng thẳng, chị Bích có ý định ly hôn chồng nhưng chị còn băn khoăn không biết nếu ly hôn, quyền lợi của chị sẽ thế nào, trong khi chị vẫn rất yêu chồng, thương con. Chị đã tìm đến Tổ hòa giải nhờ giúp đỡ.

Giải quyết tình huống:

    1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Quá trình chung sống giữa mẹ chồng và nàng dâu thường có nhiều xích mích. Do anh Hùng thường đứng về phía mẹ nên chị Bích rất bức xúc, căng thẳng, mỗi lần như thế là một lần to tiếng, cãi vã. Không chịu nổi cuộc sống căng thẳng, chị Bích có ý định ly hôn chồng nhưng chị còn băn khoăn không biết nếu ly hôn, quyền lợi của chị sẽ thế nào, trong khi chị vẫn rất yêu chồng, thương con.

2. Căn cứ pháp lý:

Khoản 1, 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.”

             Khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: … Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”

    1. Hướng giải quyết

          • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu trên, Hòa giải viên cần phân tích cho chị Bích hiểu rõ các quy định lien quan, theo đó nếu chị ly hôn chị được

chia một phần tài sản phù hợp với công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình nhà chồng.

          • Tuy nhiên, trong trường họp này, nhiệm vụ chính của Hòa giải viên là thuyết phục hai bên không nên cãi vã to tiếng và không để xảy ra xung đột, các bên có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau. Cần thuyết phục để anh Hùng hiểu rõ cách cư xử của anh là nguyên nhân chính gây ra vụ việc. “Bên hiếu, bên tình” bên nào cũng nặng, vì vậy anh phải khéo léo, hòa giải mâu thuẫn giữa vợ và mẹ không nên đứng về một phía. Cố gắng thuyết phục các bên hàn gắng mối quan hệ gia đình, hạn chế đỗ vỡ.

Tình huống 6: Sau khi kết hôn, chị Ngân và anh Đức được bố mẹ chồng tặng 200m2 đất để xây dựng nhà. Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất đã được hoàn tất, nhà ở đã được xây bằng tiền mà hai vợ chồng Đức và Ngân đã dành dụm được sau khi cưới và bố mẹ hai bên cho thêm. Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị Ngân và anh Đức. Hai vợ chồng anh Đức, chị Ngân sống với nhau rất hạnh phúc nhưng mãi chưa có con. Sau nhiều lần khám bệnh, bác sĩ thông báo chị Ngân không có khả năng mang thai và sinh con. Thương chồng, chị Ngân thuyết phục anh Đức ly hôn để anh có thể lấy vợ mới còn sinh con để gia đình có cháu nối dõi. Trong quá trình chờ tòa án giải quyết việc ly hôn, anh Đức đột ngột qua đời, chị Ngân vẫn sinh sống tại căn nhà đó. Sau khi anh Đức chết được 100 ngày, bố mẹ anh Đức yêu cầu chị Ngân phải trả lại toàn bộ diện tích đất mà vợ chồng ông đã cho trước đây. Chị Ngân không đồng ý, nên hai bên xảy ra mâu thuẫn, nhiều lần cãi vã, lớn tiếng với nhau.

Giải quyết tình huống:

  1. Nguyên nhân mâu thuẫn: Chị Ngân và anh Đức được bố mẹ chồng tặng 200m2 đất để xây dựng nhà. Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất đã được hoàn tất. Thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị Ngân và anh Đức. Anh Đức đột ngột qua đời, chị Ngân vẫn sinh sống tại căn nhà đó. Sau khi anh Đức chết được 100 ngày, bố mẹ anh Đức yêu cầu chị Ngân phải trả lại toàn bộ diện tích đất mà vợ chồng ông đã cho trước đây. Chị Ngân không đồng ý.

  2. Căn cứ pháp lý:

        • Khoản 2, Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”.

          • Điểm a, Khoản 1; Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết… Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

  1. Hướng giải quyết:

        • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên, hòa giải viên phân tích để bố mẹ anh Đức hiểu ông bà đã tặng đất cho 2 vợ chồng con trai của ông bà và mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chị Ngân và anh Đức. Anh Đức con trai ông bà đột ngột qua đời, thì chị Ngân vợ anh đương nhiên được hưởng phần di sản do anh để lại.

        • Thuyết phục bố mẹ anh Đức và chị Ngân vì tình cảm gia đình, tình cảm mẹ con không nên cãi vã, lớn tiếng với nhau mà nên thỏa thuận về việc chia di sản của anh Đức để lại một cách hợp lý, vì chị Ngân đang trong quá trình chờ Tòa án giải quyết ly hôn, trên danh nghĩa vẫn là dâu con trong gia đình.

Tình huống 7: Gia đình ông Nam có 04 bốn người con trai. Sau khi lập gia đình, các con đều sống chung cùng với ông bà. Thời gian gần đây, ông Nam thường đối xử không bình đẳng giữa các con, nhất là đối với anh Tân

  • người con trai thứ hai. Ông Nam thường xỉ vả, chửi bới anh Tân. Đang trong thời gian nghỉ chờ việc mới, bị bố đối xử thường xuyên với mình như vậy, anh Tân sinh chán nản, hay uống rượu và lêu lổng quán xá. Mâu thuẫn giữa hai cha con ngày càng trầm trọng, có lúc anh Tân đã từng dọa đánh cha, may nhờ có gia đình và hàng xóm can ngăn, nên không xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Giải quyết tình huống:

    1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa ông Nam và anh Tân con trai ông là do ông Nam thường xuyên đối xử không bình đẳng giữa các con, nhất là đối với anh Tân, ông thường xỉ vả, chửi bới anh Tân, do đang trong thời gian chưa có việc làm nên anh Tân sinh chán nản, hay uống rượu, có lúc dọa đánh cha...

2. Căn cứ pháp lý:

    • Khoản 1, Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ : “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”

    • Khoản 1, Khoản 2, Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của con quy định: “ Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

  • Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023) nghiêm cấm: “Các hành vi bạo lực gia đình sau: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng”.

    1. Hướng giải quyết:

    • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên các cơ sở quy của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 nêu trên, hòa giải viên cần phân tích để ông Nam hiểu nghĩa vụ của người cha như ông là cần yêu thương con, không được phân biệt đối xử với con...; về phần anh Tân phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình...

    • Thuyết phục, động viên anh Tân không uống rượu và lêu lổng quán xá, tập trung tìm công việc phù hợp và hai cha con không nên to tiếng, gây căng thẳng làm ảnh hưởng đến hàng xóm.

Tình huống 8: Vợ chồng anh Quang và chị Xuyến có hai người con tên là Hà Linh và Hà Phương (2 cháu dưới 15 tuổi). Trước khi mất, chị Xuyến có làm di chúc để lại cho mỗi chị em Hà Linh, Hà Phương 2 lượng vàng (số vàng này anh Quang giữ). Ba năm sau, anh Quang tái hôn với người khác. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Quang muốn bán 4 lượng vàng để lấy tiền nuôi các con ăn học. Biết chuyện, ông bà ngoại hai cháu Hà Linh, Hà Phương đã không đồng ý cho anh Quang bán số vàng trên. Giữa anh Quang và bố mẹ vợ đã nảy sinh mâu thuẫn.

Giải quyết tình huống:

  1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa anh Quang và bố mẹ vợ là do anh Quang muốn bán 4 lượng vàng mà chị Xuyến đã di chúc để lại cho 2 con gái để lấy tiền nuôi các con ăn học.

  2. Căn cứ pháp lý:

  • Khoản 1, Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

  1. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định Khoản 1, Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình, hòa giải viên căn cứ vào độ tuổi của các con để phân tích cho các bên hiểu quyền của anh Quang và quyền của 2 con gái trong việc định đoạt tài sản đó.

  • Đồng thời phân tích để ông bà ngoại hai cháu hiểu do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Quang mới phải bán 4 lượng vàng để lấy tiền nuôi các con. Khuyên anh Quang có thể tìm cách khác để lấy tiền nuôi con vì 4 lượng vàng là tài sản mà người mẹ đã mất để lại, nó không những có giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với các cháu.

Tình huống 9: Theo Quyết định của Tòa án, sau khi ly hôn, chị Bê là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu Bình - con gái của chị và anh Đê. Còn anh Đê có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con với mức tiền 2.000.000đ/tháng. Trước năm 2016, trách nhiệm cấp dưỡng đã được anh Đê thực hiện đầy đủ. Nhưng từ tháng 01/2016 đến nay, anh Đê chỉ chu cấp 1.000.000đ/tháng với lý do mới tái hôn, phải lo toan cho gia đình mới. Chị Bê không đồng ý với mức cấp dưỡng này, nhiều lần chị đã yêu cầu anh Đê phải thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con theo đúng phán quyết của Tòa án, nếu không chị sẽ không cho anh Đê gặp con. Vì thế, giữa hai người đã nảy sinh mâu thuẫn. Vụ việc này sẽ hòa giải như thế nào?

Giải quyết tình huống:

  1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa anh Đê và chị Bê là do anh Đê không chuyển đủ mức tiền cấp nuôi dưỡng con hàng tháng sau ly hôn theo phán quyết của Tòa án, chị Bê đã nhiều lần yêu cầu anh Đê thực hiện đúng trách nhiệm của mình nếu không chị sẽ không cho anh Đê gặp con dẫn đến mâu thuẫn giữa hai người.

2. Căn cứ pháp lý:

  • Khoản 2, Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”.

  • Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định đối với con; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

  1. Hướng giải quyết:

  • Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở các quy của Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên, phân tích cho anh Đê hiểu nghĩa vụ cấp dưỡng cho con anh phải thực hiện đúng theo quyết định của Tòa án; phân tích chị Bê hiểu chị có quyền yêu cầu anh Đê cấp dưỡng cho cháu Bình hàng tháng đúng mức tiền Tòa án quyết định nhưng chị không có quyền cản trở anh Đê trong việc thăm nom con.

  • Thuyết phục hai bên vì lợi ích của con có thể thỏa thuận cùng nhau thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của mình với cháu Bình đảm bảo cho cháu có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất có thể.

Tình huống 10: Anh An và chị Hòa kết hôn đã được mười năm, họ đã có với nhau một con chung, gia đình sống hạnh phúc. Một lần, trong lúc dọn dẹp tủ sách của chồng, tình cờ chị thấy một tấm ảnh của anh An chụp với người yêu cũ và những bức thư tình với lời lẽ yêu thương thắm thiết. Không nén được cơn nóng giận, chị Hòa đã nặng lời với anh An, yêu cầu anh xé tấm ảnh đó trước mặt chị. Anh An không làm theo yêu cầu của chị Hòa, mâu thuẫn của hai vợ chồng phát sinh. Kể từ đó, anh An thường xuyên vắng nhà, chị Hòa cho rằng anh An không chung thủy, nên đã làm đơn xin ly hôn (mặc dù anh An không đồng ý). Vụ việc được đưa đến tổ hòa giải.

Giải quyết tình huống:

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn, hòa giải viên đã nắm được mấu chốt của vấn đề để tìm biện pháp tháo gỡ là: Chị Hòa ghen hờn với quá khứ của chồng, cho rằng chồng mình còn vương vấn chuyện cũ và không chung thủy, nên giận dỗi, từ đó phát sinh mâu thuẫn. Về phía anh An, hiện tại anh rất thương yêu chị Hòa và không hề có ý “chia tay” với chị, việc anh đi sớm về khuya trong lúc này xuất phát từ sự “phản ứng” quá mức của chị Hòa và do công việc quá bận, anh phải tập trung thời gian giải quyết.Vì vậy, hòa giải viên đã tập trung giải thích, thuyết phục về phía chị Hòa để nhanh chóng đạt kết quả.

Hòa giải viên đã khuyên chị bình tĩnh khi quyết định một chuyện hệ trọng như thế và đã giải thích cho chị hiểu rằng: Việc anh An giữ tấm ảnh và những bức thư đó chẳng qua chỉ là do anh trân trọng quá khứ, muốn giữ gìn những kỷ niệm đẹp mà thôi. Hiện tại, anh đã không còn liên hệ gì với người yêu cũ và đang sống rất tốt với chị. Việc chị nặng lời với anh An và bắt anh phải xé tấm ảnh như thế là không đúng, là thiếu sự tôn trọng và tế nhị - thái độ đó đã khiến cho anh A mặc cảm, tự ái. Ông bà ta thường nói “ớt nào mà ớt chẳng cay” nhưng “cay” như trong trường hợp này thì là quá liều cho phép.

Riêng đối với anh An, hòa giải viên cũng giải thích và phân tích cho anh hiểu rằng: Sau khi xảy ra sự việc đó, anh thường xuyên vắng nhà là không đúng. Mặc dù thái độ của chị Hòa có làm cho anh tự ái, cảm thấy bị xúc phạm, nhưng với vai trò của người chồng, anh cần phải có sự cảm thông đối với vợ. Anh cần phải hiểu rằng, chính vì quá yêu anh nên chị Hòa mới ghen và không muốn chia sẻ tình cảm đó cho bất cứ một người con gái nào khác. Chính vì sợ mất anh, nên trong cơn nóng giận, chị muốn anh phải “đoạn tuyệt” với quá khứ, chị không muốn một hình bóng nào chen vào hạnh phúc của chị - dù đó chỉ là cái bóng mờ của quá khứ. Vì vậy, trong trường hợp này, anh cần phải hết sức bình tĩnh để giải thích cho vợ mình hiểu để được chị chia sẻ, cùng trân trọng quá khứ của nhau.

Trên cơ sở những lý lẽ thuyết phục, hòa giải viên đã lồng ghép giới thiệu những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để anh An và chị Hòa thấy rõ hơn nghĩa vụ của mình, từ đó có cách ứng xử tốt hơn trong cuộc sống như: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” (khoản 1 Điều 19); “Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau” (Điều 21)…

Sau khi được hòa giải viên phân tích đúng sai, vợ chồng anh đã nhận ra thiếu xót, khuyết điểm trong cách cư xử của mình và hứa sẽ tái phạm./.

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HUYỆN BÌNH CHÁNH

 

 

Được đăng trong chuyên mục: Phổ biến giáo dục Pháp Luật