• Tháng Ba 30, 2020
Ngày 03 tháng 02 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 3 năm 2020.
Nghị định này thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam và Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA hết hiệu lực.
Nghị định có 5 chương, 39 điều. Nghị định quy định một số nội dung:
1. Cách thức nộp hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch:
- Người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định này, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú.
- Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho người yêu cầu. Sở Tư pháp tổ chức Lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cho người được nhập quốc tịch Việt Nam theo nghi thức trang trọng, ý nghĩa, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
2. Quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải quyết yêu cầu trở lại quốc tịch Việt Nam (từ Điều 13 đến Điều 16).
3. Quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải quyết yêu cầu thôi quốc tịch Việt Nam, trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam (từ Điều 17 đến Điều 21).
4. Quy định về tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 22, Điều 23).
5. Thông báo về kết quả giải quyết về quốc tịch Việt Nam (từ Điều 24 đến Điều 26).
Trường hợp người được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam hoặc đã từng có thời gian cư trú tại Việt Nam thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú, thu hồi Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của người đó theo quy định của pháp luật.
6. Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (từ Điều 27 đến Điều 33).
7. Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch (từ Điều 34 đến Điều 37).
(Đính kèm Nghị định số 16/2020/NĐ-CP)
Tập tin đính kèm
VanBanGoc_16.signed.pdf (1.43 Mb, 32 lượt xem)
Được đăng trong chuyên mục: Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật