• Tháng Sáu 2, 2020
Ngày 05 tháng 3 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế cho Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngàỵ 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
Nghị định có 7 chương, 38 điều. Nghị định có một số nội dung cần lưu ý như sau:
1. Đối tượng áp dụng của Nghị định:
a) Cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước
b) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định 30/2020/NĐ-CP và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
2. Giải thích một số khái niệm: văn bản hành chính, văn bản điện tử, bản gốc, bản chính, bản sao y, bản sao lục, bản trích sao,…
3. Giá trị pháp lý của văn bản điện tử:
Văn bản điện tử được ký số bởi người có thấm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy đinh của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy. (khoản 1 Điều 5)
4. Ký văn bản: (Điều 13)
a) Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
b) Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tô chức. Câp phó của người đứng đâu cơ quan, tô chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
c) Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyên được thực hiện theo thê thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
d) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
đ) Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp ỉuật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
e) Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
g) Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
5. Cấp số, thời gian ban hành văn bản (Điều 15)
6. Phát hành văn bản đi (Điều 18)
a) Văn bản đi phải hoàn thành thủ tục tại Văn thư cơ quan và phát hành trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản khẩn phải được phát hành và gửi ngay sau khi ký văn bản.
b) Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Thu hồi văn bản:
- Đối với văn bản giấy, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận có trách nhiệm gửi lại văn bản đã nhận.
- Đối với văn bản điện tử, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận hủy bỏ văn bản điện tử bị thu hồi trên Hệ thống, đồng thời thông báo qua Hệ thống để bên gửi biết.
7. Giá trị pháp lý của bản sao:
Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính.(Điều 26)
8. Thẩm quyền sao văn bản:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ quan, tổ chức khác gửi đến và quy định thẩm quyền ký các bản sao văn bản. (khoản 1 Điều 27)
9. Sử dụng con dấu: (khoản 1 Điều 33)
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
10. Các phụ lục kèm theo:
Phụ lục I: Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản.
Phụ lục II: Viết hoa trong văn bản hành chính
Phụ lục III: Bảng chữ viết tắt tên loại, mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản.
Phụ lục IV: Mẫu quản lý văn bản
Phụ lục V: Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan
(Đính kèm Nghị định số 30/2020/NĐ-CP)
Tập tin đính kèm
Nghị định 30.pdf (2.89 Mb, 90 lượt xem)
Được đăng trong chuyên mục: Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật