Tháng Mười Một 29, 2018

Nhằm tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 09-11, năm 2018, để  phát huy những kết quả đã đạt được, tìm ra nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc, kịp thời phát hiện các mô hình, giải pháp, cách làm hay, hiệu quả để triển khai Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Ngày 28/11/2018, Sở Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn Thành phố”.

Chủ trì Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp và đồng chí Trần Việt Thái, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp.

Các khách mời, đại biểu đến từ Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp (Đ/c Hoàng Huy Trường – Trưởng phòng Công tác tư pháp khác); Lãnh đạo các đơn vị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố; Hội Nông dân Thành phố; Thành Đoàn; Liên đoàn Lao động Thành phố; Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố; Tòa án nhân dân Thành phố; Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố; Cục Thi hành án dân sự Thành phố; Lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện và một số Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Các báo cáo viên pháp luật Thành phố; Đại diện Báo cáo viên pháp luật quận, huyện; Đại diện Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn; các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố đến tham dự và đưa tin.

Với hơn 20 tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm từ các đại biểu sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, báo cáo viên pháp luật quận, huyện, Tuyên truyền viên pháp luật phường, xã, thị trấn…, Tọa đàm đã đánh giá toàn diện những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai Đề án trong thời gian tới. Nhiều ý kiến đóng góp, phát biểu có tính khả thi, bám sát thực tiễn, có giải pháp triển khai hiệu quả, thiết thực, đổi mới rõ rệt về nội dung, phương pháp, hình thức PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm vi phạm pháp luật, làm cơ sở để Sở Tư pháp tiếp thu, hoàn chỉnh Dự thảo Kế hoạch triển khai trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành trong giai đoạn 2018 - 2021.

                                                                                                                                PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một số hình ảnh Tọa đàm

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu khai mạc Tọa đàm

Đại diện Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Thành phố trình bày tham luận tại Tọa đàm

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trình bày tham luận tại Tọa đàm

                            Báo cáo viên pháp luật quận Bình Thạnh - Đ/c Lệ Hoa trình bày ý kiến góp ý tại Tọa đàm

 

 

                                         Các đại biểu tham dự Tọa đàm

Tháng Tám 16, 2018

Nhằm đổi mới, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong giai đoạn hiện nay, gắn PBGDPL với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện; tiếp tục tổ chức thi hành chính xác, đầy đủ, kịp thời quy định pháp luật về PBGDPL và phấn đấu đạt được mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể của Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021,

Ngày 18 tháng 6 năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch số 2686/KH-UBND về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021, trong đó, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp mới, thể hiện quyết tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác PBGDPL trên địa bàn Thành phố, trong đó, có những nội dung, định hướng mới đáng chú ý như sau:

1. “Tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”:

- Quán triệt và xác định rõ Hội đồng phối hợp PBGDPL là “cơ quan tư vấn” cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cùng cấp về công tác PBGDPL và huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL để có giải pháp phù hợp để kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng, giao nhiệm vụ và kinh phí cho các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đảm bảo nguyên tắc công tác PBGDPL là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Kinh phí hoạt động của Hội đồng và Ban Thư ký chỉ bố trí để chi các nội dung theo đúng quy định tại Điều 4 Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND.

- Phát huy vai trò nòng cốt của Sở Tư pháp, người làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành, Phòng Tư pháp và công chức tư pháp – hộ tịch trong tham mưu, điều phối, quản lý việc tổ chức các hoạt động PBGDPL.

Các chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo điều hành về PBGDPL đều phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành, đối với các vấn đề lớn phải được Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố/quận, huyện thông qua và tư vấn cho UBND Thành phố/quận, huyện, Chủ tịch UBND Thành phố/quận.

- Thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động PBGDPL (như biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức hội nghị, hội thảo...) cho một đơn vị sự nghiệp đã có trực thuộc Sở Tư pháp nhằm tổ chức công việc hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc không thành lập đơn vị mới và không bổ sung biên chế.

2. Không thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện từng kế hoạch/đề án PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021 riêng lẻ kể cả các Kế hoạch/Đề án thực hiện theo Quyết định số 705/QĐ-TTg (đã thành lập thì giải thể), Lãnh đạo Thường trực UBND Thành phố/quận, huyện phụ trách công tác tư pháp - Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố/ quận, huyện trực tiếp chỉ đạo, điều phối việc thực hiện các Đề án để đảm bảo thiết thực, chất lượng, hiệu quả, tránh bỏ sót hoặc dàn trải, trùng lắp gây lãng phí ngân sách và ra quyết định thành lập Ban Điều hành kế hoạch/đề án do Lãnh đạo Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp làm Trưởng ban, Lãnh đạo các đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án làm Phó Trưởng ban thường trực, lãnh đạo các đơn vị phối hợp làm Phó Trưởng ban.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư, Hội Công chứng viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật khác, các cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch/đề án xã hội hóa công tác PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021; kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2014 – 2016 do Hội Luật gia Thành phố chủ trì thực hiện.

4. Kinh phí

- Chủ động cân đối bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch này trong dự toán chi hàng năm.

- Các sở, ngành, đoàn thể được giao chủ trì thực hiện đề án, kế hoạch phối hợp với Sở Tư pháp đề nghị Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện đề án, kế hoạch.

- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp dự toán kinh phí (ngoài khoán) để thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Hội đồng phối hợp PBGDPL.

5. Giao cho các sở, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp huyện, xã tổ chức triển khai và báo cáo kết quả hàng năm và cả giai đoạn về  Sở Tư pháp để báo cáo UBND Thành phố, Bộ Tư pháp.

6. Giao Giám đốc Sở Tư pháp - Ủy viên UBND Thành phố hoàn thiện và ký ban hành các Kế hoạch PBGDPL, Kế hoạch kiểm tra công tác PBGDPL hàng năm từ 2018 – 2021.

7. Phấn đấu đạt được điểm số cao trên tất cả các tiêu chí đánh giá, chủ động đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao điểm số đối với chỉ tiêu, tiêu chí đạt điểm số thấp theo Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTP./.

            

Tháng Mười Hai 17, 2018

Thực hiện Kế hoạch số 11796/KH-STP-PBGDPL ngày 16/11/2018 của Sở Tư pháp, sáng ngày 13/12/2018, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018; kinh nghiệm từ công tác đánh giá năm 2017 và phương hướng triển khai năm 2019 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội nghị có các đại biểu đến từ Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ban Dân vận Thành ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Lãnh đạo Sở, Ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ban Dân vận 24 quận, huyện ủy; Ban Tuyên giáo 24 quận, huyện ủy; Đại diện Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận, huyện; Lãnh đạo Phòng Tư pháp quận, huyện; Công chức của Văn phòng UBND quận, huyện tham mưu thực hiện công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương; Đại diện Lãnh đạo, công chức phụ trách triển khai chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn 322 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố phụ trách triển khai chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn.

Hội nghị đã được Báo cáo viên của Sở Tư pháp: đồng chí Trần Việt Thái – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp; đồng chí Vũ Thái Hùng Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp tập huấn những nội dung trọng tâm của Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Tập huấn, hướng dẫn cách chấm và tính điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật và hướng dẫn cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã cách tổng hợp, tính điểm các Tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, điều kiện, quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Hướng dẫn Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận, huyện quy trình, điều kiện, thẩm định, đánh giá đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đánh giá thực hiện tại cơ sở do các đại biểu tham dự đặt ra liên quan đến chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được các Báo cáo viên Sở Tư pháp kịp thời hướng dẫn, giải đáp thực hiện.

Thông qua hội nghị, các đại biểu được trang bị và cập nhật các kiến thức về xây dựng xã phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, từ đó triển khai hiệu quả công tac xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương năm 2018, 2019 và các năm tiếp theo góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức tại cơ sở, làm chuyển biến mạnh mẽ và tăng cường các thiết chế tiếp cận pháp luật, đáp ứng nhu cầu và quyền được thông tin về pháp luật của người dân, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở.

Đ/c Trần Việt Thái – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - báo cáo viên Hội nghị

                                  Quang cảnh Hội nghị

 

                                                                                                                       PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

September 28, 2018

Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cả giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai các nội dung Kế hoạch 2686/KH-UBND phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Chủ động xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Kế hoạch 2686/KH-UBND giai đoạn 2018 – 2021 và năm 2018 trong ngành, trong hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở đoàn, hội; dự toán kinh phí ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm giai đoạn 2019-2021 cho công tác PBGDPL gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài chính.

3. Tổ chức thực hiện các Đề án PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021:

a) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố được giao chủ trì thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về PBGDPL chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn gửi Sở Tư pháp có ý kiến trong quý III/2018. Trên cơ sở ý kiến của Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

          b) Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng, tổ chức cuộc họp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa PBGDPL.

          c) Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo chung thực hiện các Kế hoạch, Đề án về PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021.

4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động PBGDPL cho một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Đoàn công tác của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố và một số quận, huyện tiêu biểu đi hợp tác, học tập kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL ở nước ngoài.

5. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 - 2018”: tổ chức lễ ra mắt và vận hành chính thức Cổng Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật TP. Hồ Chí Minh (trong đó có Tủ sách pháp luật điện tử); phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2021.

6. Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ/Phòng Nội vụ điều chỉnh, bổ sung kiện toàn tổ chức và Quy chế Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố, quận, huyện theo tinh thần đổi mới của Kế hoạch 2686/KH-UBND.

7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về PBGDPL và các nhiệm vụ có liên quan PBGDPL khác được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, trong đó, cần chú trọng các nội dung sau:

a) Phát động hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 09/11/2013 – 09/11/2023 trên địa bàn Thành phố; xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Tiếp tục phổ biến sâu rộng và theo chuyên đề Hiến pháp năm 2013; tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2018, có hiệu lực năm 2018, 2019; các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2018; các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức nhà nước, về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; công khai, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước do cơ quan, đơn vị, địa phương mình ban hành hoặc soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

e) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tự kiểm tra công tác PBGDPL của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ sở đoàn, hội trực thuộc và gửi Báo cáo kết quả tự kiểm tra về Sở Tư pháp trước ngày 31/8/2018.

g) Tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng trong công tác PBGDPL năm 2018.

8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ PBGDPL 6 tháng cuối năm 2018:

a) Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố được bố trí trong dự toán chi từ ngân sách thành phố năm 2018 (Quyết định số 6383/QĐ-UBND ngày 09/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018).

b) Từ nguồn kinh phí thường xuyên cấp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở , xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp (nếu có).

d) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể căn cứ theo quy định tại các văn bản ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó./.   

          Đính kèm: Công văn số 7338/UBND-PCNC

/PF.Base/file/ckfinder/files/69_ 7338_UBND-NCPC_signed.pdf

Tháng Bảy 12, 2018
Chiều ngày 27/6/2018, tại Bộ Tư pháp đã diễn ra lễ bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước giữa Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã dự và chủ trì buổi lễ. Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về hương ước, quy ước, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục và pháp luật Đỗ Xuân Lân cho biết, nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao cho Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2013 (theo Quyết định số 1178/QĐ-BTP ngày 24/5/2013 ban hành Đề án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp theo Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp). Trong phạm vi trách nhiệm được giao, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật đã tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên cả nước, chú trọng hướng dẫn, giải đáp kịp thời những vướng mắc của địa phương trong quản lý, thực hiện hương ước, quy ước. Bộ Tư pháp đã có các Công văn đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, yêu cầu thực hiện sửa đổi, bổ sung các hương ước, quy ước nhằm loại bỏ các quy định trái đạo đức, phong tục, tập quán, phân biệt đối xử với phụ nữ trong hương ước, quy ước. Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và thực hiện công tác kiểm tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn về công tác này. Đồng chí Đỗ Xuân Lân cũng nêu cụ thể những nhiệm vụ quản lý nhà nước bàn giao từ Bộ Tư pháp sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đó là: Nhiệm vụ chỉ trì chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, theo dõi, quản lý nhà nước công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Quyết định 22/2018/QĐ-TTg; Nhiệm vụ chỉ trì thực hiện việc rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Nhiệm vụ phối hợp, tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung và Pháp lệnh thực hiện dân chủ xã, phương, thị trấn năm 2004 nói riêng có liên quan đến hương ước, quy ước với ý nghĩa là nội dung của dân chủ ở cơ sở. Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết, trong thời gian qua, dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, công tác xây dựng và thực hiện hương ước đã bước đầu đạt được kết quả. Công tác này góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong tự quản của cộng đồng, nhờ đó hương ước, quy ước trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc điều chỉnh những mối quan hệ nội bộ trong phạm vi thôn, làng, tổ dân phố… Trong tình hình mới, để đảm bảo phù hợp mục đích, tính chất của công tác xây dựng và thực hiện hương ước và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước cho Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện bàn giao nhiệm vụ này. Thứ trưởng Phan Chí Hiếu tin tưởng rằng, dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước sẽ ngày càng bài bản, hiệu quả, phát huy được vai trò của hương ước, quy ước trong cộng đồng nhân dân. Xác định đây là nhiệm vụ có nhiều khó khăn, thách thức, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy khẳng định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời mong rằng, Bộ Tư pháp sẽ chia sẻ kinh nghiệm và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện tốt công tác này.[img]http://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn/PF.Base/file/attachment/2018/07/e833a7fe9a1fb076d69a56845cc3d82c_view.jpg[/img]

Tháng Mười Một 16, 2018

Nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và đưa pháp luật đến gần với Nhân dân đặc biệt là các vấn đề về quyền con người và loại trừ mọi hình thức tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo cũng như phát huy trách nhiệm của người dân trong việc tham gia góp ý bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Hôm nay, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện phối hợp Bộ đội Biên phòng thành phố tổ chức tuyên truyền phổ biến Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, Luật trưng cầu ý dân và một số vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ cho người dân xã Long Hòa và xã Thạnh An thu hút trên 250 lượt tham gia.
Tại buổi tuyên truyền, lực lương tham dự buổi tuyên truyền đã được báo cáo viên thành phố và huyện giới thiệu các quy định của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, Luật trưng cầu ý dân và một số vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ cũng như các giả định, tình huống thực tế qua đó đã góp phần giúp người dân nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về các quy định để thực hiện và tham gia tuyên truyền đến người thân và xã hội.
 

Tháng Bảy 20, 2018
Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hội nhập và phát triển đất nước, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và những văn bản chỉ đạo định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian gần đây; đặc biệt trước sự việc Trung Quốc đưa Giàn khoan Hải Dương - 981 và các tàu thuyền vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức đợt cao điểm năm 2014 tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 15 tháng 10 năm 2014. Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển trong cán bộ, nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài; tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu “Tài liệu tuyên truyền về Công ước Luật Biển” để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, làm tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển./.

Tháng Mười Một 23, 2018

Thực hiện chỉ đạo của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, sáng ngày 22 tháng 11 năm 2018 tại Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Cụm thi đua IV gồm Phòng Tư pháp của 5 huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đã tiến hành tổ chức kiểmtra và đánh giá kết quả thi đua công tác tư pháp năm 2018. Qua kiểm tra, đánh giá, các đơn vị thành viên trong Cụm cùng thống nhất Phòng Tư pháp huyện Bình Chánh là đơn vị xuất sắc dẫn đầu Cụm tiếp theo là Phòng Tư pháp của các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn và Củ Chi. Đồng thời, các thành viên trong Cụm thống nhất phân công Cụm trưởng hoàn tất hồ sơ đánh giá đề xuất Sở Tư pháp công nhận kết quả đánh giá thi đua của từng thành viên trong Cụm.

Tháng Mười Hai 12, 2018

Thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 của Sở Tư pháp, sáng ngày 12/12/2018, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nhiệm vụ, nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan cuối năm 2018 và năm 2019 cho đối tượng là cán bộ làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành Thành phố, Thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, quận, huyện; Phòng Tư pháp quận, huyện; Đại diện Báo cáo viên pháp luật Thành phố, quận, huyện; Hòa giải viên ở cơ sở, Thành viên Tổ Tư vấn cộng đồng các chi tổ hội phụ nữ cơ sở 24 quận, huyện.

Hội nghị đã nghe ông Huỳnh Anh Kiệt – Phó Chánh Tòa Hình sự, Tòa án nhân dân Thành phố báo cáo một số nội dung cơ bản của Bô luật Hình sự và các văn bản liên quan. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, cảnh giác với các hành vi lừa đảo, “tín dụng đen”…, Báo cáo viên Hội nghị đã thông tin một số vụ án điển hình liên quan trực tiếp đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn Thành phố.

Thông qua Hội nghị, Sở Tư pháp đề nghị các đại biểu tham dự, trong thời gian cuối năm 2018 và năm 2019, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự và các văn bản có liên quan bằng hình thức phù hợp, thiết thực, sáng tạo, góp phần ổn định trật tự và đảm bảo an toàn xã hội, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

Một số hình ảnh Hội nghị:

 

 

PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Tháng Tám 23, 2018

Ngày 13/7/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4 đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn Quận năm 2018 với sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quận, Ủy ban nhân dân 15 phường cùng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở, Trưởng các Khu phố và Tổ dân phố trên địa bàn.

Tại Hội nghị, các báo cáo viên của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã giới thiệu thực trạng các tệ nạn xã hội và công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; một số loại ma túy, chất gây nghiện và quy định pháp luật về phòng, chống ma túy; phòng, chống mại dâm và HIV/AIDS.

Thông qua Hội nghị, góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS; động viên, khuyến khích người dân cùng tham gia bài trừ tệ nạn xã hội, tích cực giúp đỡ, hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; giúp người mại dâm hoàn lương thay đổi hành vi, tạo công việc làm ổn định cuộc sống./.