September 18, 2018

Nhằm kiểm tra kiến thức của các cá nhân thực hiện công tác lãnh đạo, tham mưu tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để các hòa giải viên trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng, hình thức, biện pháp hòa giải, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân giúp mọi người có ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật, góp phần hạn chế xung đột, tranh chấp trong cộng đồng dân cư. Sáng nay ngày 18/9/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ  đã tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, công chức và “Hòa giải viên giỏi” năm 2018 thu hút hơn 250 thí sinh và cổ động viên tham gia. Qua hội thi, Ban tổ chức đã trao 10 giải cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phần thi tìm hiểu pháp luật dành cho cán bộ, công chức và 05 giải cho các tập thể xuất sắc trong phần thi "Hoà giải viên giỏi" năm 2018.

 

Tháng Tám 30, 2018

Nhằm để nâng cao hiệu quả công tác Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ đã tổ chức 07 buổi tập huấn bồi dưỡng, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tại xã, thị trấn thu hút hơn 430 người tham gia. Qua buổi tập huấn, các lực lượng tham dự đã được báo cáo viên hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ và những thông tin cần thiết liên quan trực tiếp đến công tác hòa giải cơ sở cũng như các giả định, tình huống thực tế thường gặp trong đời sống. Qua đó đã góp phần giúp các đối tượng nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác hòa giải cơ sở trong quá trình thực hiện hòa giải và tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn.

Tháng Tám 24, 2018
Ngày 08/8/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giở đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 7 tháng đầu năm 2018. Hội nghị có sự tham dự của Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện cùng 28 thành viên Hội đồng và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cùng tham dự.Trong Hội nghị, các đại biểu đã tích cực tham gia phát biểu ý kiến đánh giá tình hình hoạt động của Hội đồng trong 7 tháng đầu năm năm 2018 cũng như góp ý kế hoạch hoạt động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Qua Hội nghị, Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Chủ tịch Hội đồng đề nghị các đơn vị thành viên Hội đồng tiếp tục phát huy vai trò của các cá nhân, tập thể trong việc lãnh đạo tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với nhiêm vụ chuyên môn, đảm bảo công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đạt chất lượng, đi vào chiều sâu, tránh hình thức. Đồng thời phân công Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên rà soát, tăng cường đầu tư và có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tủ sách pháp luật, bảo đảm khai thác, quản lý tủ sách pháp luật theo quy định; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, trang bị kiến thức pháp luật cho các thành viên tổ hòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế những mâu thuẩn phát sinh trong nhân dân và tránh khiếu kiện đông người.

September 28, 2018

Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cả giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai các nội dung Kế hoạch 2686/KH-UBND phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Chủ động xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Kế hoạch 2686/KH-UBND giai đoạn 2018 – 2021 và năm 2018 trong ngành, trong hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở đoàn, hội; dự toán kinh phí ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm giai đoạn 2019-2021 cho công tác PBGDPL gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài chính.

3. Tổ chức thực hiện các Đề án PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021:

a) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố được giao chủ trì thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về PBGDPL chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn gửi Sở Tư pháp có ý kiến trong quý III/2018. Trên cơ sở ý kiến của Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

          b) Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng, tổ chức cuộc họp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa PBGDPL.

          c) Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo chung thực hiện các Kế hoạch, Đề án về PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021.

4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động PBGDPL cho một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Đoàn công tác của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố và một số quận, huyện tiêu biểu đi hợp tác, học tập kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL ở nước ngoài.

5. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 - 2018”: tổ chức lễ ra mắt và vận hành chính thức Cổng Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật TP. Hồ Chí Minh (trong đó có Tủ sách pháp luật điện tử); phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2021.

6. Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ/Phòng Nội vụ điều chỉnh, bổ sung kiện toàn tổ chức và Quy chế Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố, quận, huyện theo tinh thần đổi mới của Kế hoạch 2686/KH-UBND.

7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về PBGDPL và các nhiệm vụ có liên quan PBGDPL khác được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, trong đó, cần chú trọng các nội dung sau:

a) Phát động hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 09/11/2013 – 09/11/2023 trên địa bàn Thành phố; xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Tiếp tục phổ biến sâu rộng và theo chuyên đề Hiến pháp năm 2013; tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2018, có hiệu lực năm 2018, 2019; các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2018; các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức nhà nước, về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; công khai, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước do cơ quan, đơn vị, địa phương mình ban hành hoặc soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

e) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tự kiểm tra công tác PBGDPL của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ sở đoàn, hội trực thuộc và gửi Báo cáo kết quả tự kiểm tra về Sở Tư pháp trước ngày 31/8/2018.

g) Tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng trong công tác PBGDPL năm 2018.

8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ PBGDPL 6 tháng cuối năm 2018:

a) Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố được bố trí trong dự toán chi từ ngân sách thành phố năm 2018 (Quyết định số 6383/QĐ-UBND ngày 09/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018).

b) Từ nguồn kinh phí thường xuyên cấp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở , xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp (nếu có).

d) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể căn cứ theo quy định tại các văn bản ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó./.   

          Đính kèm: Công văn số 7338/UBND-PCNC

/PF.Base/file/ckfinder/files/69_ 7338_UBND-NCPC_signed.pdf

Tháng Bảy 13, 2020

Thực hiện Kế hoạch 120/KHPH-CAQ-PTP ngày 05/3/2020 của Phòng Tư pháp và Công An quận về tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật đặc xá Luật thi hành án hình sự năm 2019.

Ngày 12/6/2020 tại Hội trường Công An quận, đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật đặc xá Luật thi hành án hình sự năm 2019 với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại điện lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an quận; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ và cá các phòng ban, công chức Tư pháp của 16 phường trên quận.

Tại Hội nghị, Thiếu tá Võ Thị Thu Lan - Phó Đội trưởng Đội 10 - Phòng PV01 Công An Thành phố Hồ Chí Minh đã phổ biến những nội dung cơ bản Luật đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Thông qua Hội nghị, giúp nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, công chức trong việc được giao thực thi đúng pháp luật, đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự trên đại bàn quận./.

September 28, 2018

Nhằm kịp thời cung cấp thông tin và kiến thức pháp luật liên quan đến các vấn đề về tranh chấp đất đại, ô nhiễm môi trường, hôn nhân gia đình... cho người dân trên địa bàn huyện. Sáng nay, ngày 28 thánh 9 năm 2018, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ và Ủy ban nhân dân xã Long Hòa phối hợp cùng Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân tại xã Long Hòa với sự tham gia tư vấn của các Luật sư trên địa bàn thành phố và đại diện lãnh đạo các ngành chuyên môn trên địa bàn huyện đã thu hút hơn 100 lượt người tham gia.

Tháng Mười Một 8, 2018

Nhằm hưởng ứng tích cực “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11” năm 2018 theo nội dung phát động của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tại Kế hoạch số 5976/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2018 về tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11” trên địa bàn huyện năm 2018. Sáng nay, ngày 08 tháng 11 năm 2018 tại Hội trường Ủy ban nhân dân thị trấn Cần Thạnh, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật” với các nội dung như ôn lại kỷ niệm 6 năm Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11, biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hôn nhân gia đình và các pháp luật liên quan, đặc biệt là tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật phòng chống bạo lực gia đình và một số quy định liên quan đến phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho hội viên Hội liên hiệp phụ nữ huyện và người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh thu hút gần 100 lượt tham gia.
Qua buổi truyền thông các lực lượng tham gia nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản của pháp luật về bạo lực gia đình và xâm hại tình dục trẻ em góp phần từng bước nâng cao hiểu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và đưa Ngày pháp luật ngày đến gần với người dân hơn.

 

Tháng Mười Một 29, 2018

Nhằm tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 09-11, năm 2018, để  phát huy những kết quả đã đạt được, tìm ra nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc, kịp thời phát hiện các mô hình, giải pháp, cách làm hay, hiệu quả để triển khai Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Ngày 28/11/2018, Sở Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn Thành phố”.

Chủ trì Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp và đồng chí Trần Việt Thái, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp.

Các khách mời, đại biểu đến từ Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp (Đ/c Hoàng Huy Trường – Trưởng phòng Công tác tư pháp khác); Lãnh đạo các đơn vị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố; Hội Nông dân Thành phố; Thành Đoàn; Liên đoàn Lao động Thành phố; Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố; Tòa án nhân dân Thành phố; Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố; Cục Thi hành án dân sự Thành phố; Lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện và một số Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Các báo cáo viên pháp luật Thành phố; Đại diện Báo cáo viên pháp luật quận, huyện; Đại diện Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn; các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố đến tham dự và đưa tin.

Với hơn 20 tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm từ các đại biểu sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, báo cáo viên pháp luật quận, huyện, Tuyên truyền viên pháp luật phường, xã, thị trấn…, Tọa đàm đã đánh giá toàn diện những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai Đề án trong thời gian tới. Nhiều ý kiến đóng góp, phát biểu có tính khả thi, bám sát thực tiễn, có giải pháp triển khai hiệu quả, thiết thực, đổi mới rõ rệt về nội dung, phương pháp, hình thức PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm vi phạm pháp luật, làm cơ sở để Sở Tư pháp tiếp thu, hoàn chỉnh Dự thảo Kế hoạch triển khai trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành trong giai đoạn 2018 - 2021.

                                                                                                                                PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một số hình ảnh Tọa đàm

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu khai mạc Tọa đàm

Đại diện Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Thành phố trình bày tham luận tại Tọa đàm

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trình bày tham luận tại Tọa đàm

                            Báo cáo viên pháp luật quận Bình Thạnh - Đ/c Lệ Hoa trình bày ý kiến góp ý tại Tọa đàm

 

 

                                         Các đại biểu tham dự Tọa đàm

Tháng Mười 18, 2018

Nhằm để tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, đặc biệt, trang bị cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay. Sáng ngày 17 tháng 10 năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã tổ chức hội nghị tập huấn tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 200 cán bộ, công chức là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã, thị trấn, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và Hòa giải viên ở cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân ấp, khu phố trên địa bàn huyện tham gia với sự hướng dẫn của Ông Dương Quang Thọ - Báo cáo viên pháp luật thành phố - nguyên Trưởng phòng phổ biến giáo dục pháp luật Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh. Qua buổi tập huấn, các lực lượng tham dự đã được báo cáo viên hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ và những thông tin cần thiết liên quan trực tiếp đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cũng như các giả định, tình huống thực tế thường gặp trong đời sống đã góp phần giúp các đối tượng tham gia tập huấn nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đưa pháp luật đến gần với nhân dân.    

Tháng Tám 16, 2018

Nhằm đổi mới, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong giai đoạn hiện nay, gắn PBGDPL với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện; tiếp tục tổ chức thi hành chính xác, đầy đủ, kịp thời quy định pháp luật về PBGDPL và phấn đấu đạt được mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể của Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021,

Ngày 18 tháng 6 năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch số 2686/KH-UBND về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021, trong đó, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp mới, thể hiện quyết tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác PBGDPL trên địa bàn Thành phố, trong đó, có những nội dung, định hướng mới đáng chú ý như sau:

1. “Tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”:

- Quán triệt và xác định rõ Hội đồng phối hợp PBGDPL là “cơ quan tư vấn” cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cùng cấp về công tác PBGDPL và huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL để có giải pháp phù hợp để kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng, giao nhiệm vụ và kinh phí cho các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đảm bảo nguyên tắc công tác PBGDPL là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Kinh phí hoạt động của Hội đồng và Ban Thư ký chỉ bố trí để chi các nội dung theo đúng quy định tại Điều 4 Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND.

- Phát huy vai trò nòng cốt của Sở Tư pháp, người làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành, Phòng Tư pháp và công chức tư pháp – hộ tịch trong tham mưu, điều phối, quản lý việc tổ chức các hoạt động PBGDPL.

Các chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo điều hành về PBGDPL đều phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành, đối với các vấn đề lớn phải được Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố/quận, huyện thông qua và tư vấn cho UBND Thành phố/quận, huyện, Chủ tịch UBND Thành phố/quận.

- Thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động PBGDPL (như biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức hội nghị, hội thảo...) cho một đơn vị sự nghiệp đã có trực thuộc Sở Tư pháp nhằm tổ chức công việc hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc không thành lập đơn vị mới và không bổ sung biên chế.

2. Không thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện từng kế hoạch/đề án PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021 riêng lẻ kể cả các Kế hoạch/Đề án thực hiện theo Quyết định số 705/QĐ-TTg (đã thành lập thì giải thể), Lãnh đạo Thường trực UBND Thành phố/quận, huyện phụ trách công tác tư pháp - Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố/ quận, huyện trực tiếp chỉ đạo, điều phối việc thực hiện các Đề án để đảm bảo thiết thực, chất lượng, hiệu quả, tránh bỏ sót hoặc dàn trải, trùng lắp gây lãng phí ngân sách và ra quyết định thành lập Ban Điều hành kế hoạch/đề án do Lãnh đạo Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp làm Trưởng ban, Lãnh đạo các đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án làm Phó Trưởng ban thường trực, lãnh đạo các đơn vị phối hợp làm Phó Trưởng ban.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư, Hội Công chứng viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật khác, các cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch/đề án xã hội hóa công tác PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021; kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2014 – 2016 do Hội Luật gia Thành phố chủ trì thực hiện.

4. Kinh phí

- Chủ động cân đối bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch này trong dự toán chi hàng năm.

- Các sở, ngành, đoàn thể được giao chủ trì thực hiện đề án, kế hoạch phối hợp với Sở Tư pháp đề nghị Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện đề án, kế hoạch.

- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp dự toán kinh phí (ngoài khoán) để thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Hội đồng phối hợp PBGDPL.

5. Giao cho các sở, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp huyện, xã tổ chức triển khai và báo cáo kết quả hàng năm và cả giai đoạn về  Sở Tư pháp để báo cáo UBND Thành phố, Bộ Tư pháp.

6. Giao Giám đốc Sở Tư pháp - Ủy viên UBND Thành phố hoàn thiện và ký ban hành các Kế hoạch PBGDPL, Kế hoạch kiểm tra công tác PBGDPL hàng năm từ 2018 – 2021.

7. Phấn đấu đạt được điểm số cao trên tất cả các tiêu chí đánh giá, chủ động đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao điểm số đối với chỉ tiêu, tiêu chí đạt điểm số thấp theo Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTP./.

            

Tháng Hai 22, 2019

Sáng nay, ngày 22 tháng 2 năm 2019, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Bên cạnh đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2018, Hội nghị còn biểu dương, khen thưởng cho 16 tập thể và 08 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức hòa giải ở cơ sở và triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 trên địa bàn huyện Cần Giờ.

September 9, 2019

Thực hiện chương trình công tác năm 2019, Ban An toàn giao thông huyện Cần Giờ đồng loạt ra quân tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật gắn với ký cam kết thực hiện an toàn giao thông trong năm học 2019 - 2020 tại tất cả các trường trên địa bàn huyện Cần Giờ nhằm giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em học sinh trong việc chấp hành pháp luật và tự bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội khi tham gia giao thông. 

Tháng Mười 31, 2018

Sáng ngày 29/10/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Long Hòa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng chống ma túy, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biển Việt Nam, Luật Biên giới Quốc gia và các văn bản hướng dẫn liên quan cho đội ngũ tuyên truyền viên, cán bộ công chức, các tổ chức đoàn thể và tổ nhân dân trên địa bàn xã Long Hòa, thu hút trên 80 đại biểu tham dự.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự được nghe báo cáo viên pháp luật huyện giới thiệu các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng chống ma túy, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biển Việt Nam, Luật Biên giới Quốc gia và các văn bản hướng dẫn liên quan trực tiếp đến người dân cùng những tình huống phát sinh trong thực tế thi hành pháp luật. Qua Hội nghị, góp phần phổ biến các kiến thức pháp luật đến đội ngũ công chức, hội viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn, từ đó, tuyên truyền rộng rãi đến người dân ở cơ sở.
 

Tháng Mười Một 23, 2018

Thực hiện chỉ đạo của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, sáng ngày 22 tháng 11 năm 2018 tại Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Cụm thi đua IV gồm Phòng Tư pháp của 5 huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đã tiến hành tổ chức kiểmtra và đánh giá kết quả thi đua công tác tư pháp năm 2018. Qua kiểm tra, đánh giá, các đơn vị thành viên trong Cụm cùng thống nhất Phòng Tư pháp huyện Bình Chánh là đơn vị xuất sắc dẫn đầu Cụm tiếp theo là Phòng Tư pháp của các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn và Củ Chi. Đồng thời, các thành viên trong Cụm thống nhất phân công Cụm trưởng hoàn tất hồ sơ đánh giá đề xuất Sở Tư pháp công nhận kết quả đánh giá thi đua của từng thành viên trong Cụm.

Tháng Tám 23, 2018

Ngày 13/7/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4 đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn Quận năm 2018 với sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quận, Ủy ban nhân dân 15 phường cùng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở, Trưởng các Khu phố và Tổ dân phố trên địa bàn.

Tại Hội nghị, các báo cáo viên của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã giới thiệu thực trạng các tệ nạn xã hội và công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; một số loại ma túy, chất gây nghiện và quy định pháp luật về phòng, chống ma túy; phòng, chống mại dâm và HIV/AIDS.

Thông qua Hội nghị, góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS; động viên, khuyến khích người dân cùng tham gia bài trừ tệ nạn xã hội, tích cực giúp đỡ, hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; giúp người mại dâm hoàn lương thay đổi hành vi, tạo công việc làm ổn định cuộc sống./.

 

                                                

Tháng Tám 29, 2018

Nhằm giúp Nhân dân trên địa bàn huyện nắm bắt, hiểu đúng thực chất dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và những lợi ích khi thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những thông tin và luận điệu sai trái, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, xúi giục, lôi kéo ngừng việc, biểu tình, có hành vi trái pháp luật ảnh hướng đến quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của chính người lao động. Phòng Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông và Bình Khánh tổ chức 02 buổi thông tin các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và một số nội dung cơ bản của dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cho đội ngũ tuyên truyền viên, Ban nhân dân ấp, đặc biệt là người lao động của huyện Cần Giờ đang làm việc tại công ty TNHH Pouyuen Việt Nam.

Tháng Mười Một 16, 2018

Nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và đưa pháp luật đến gần với Nhân dân đặc biệt là các vấn đề về quyền con người và loại trừ mọi hình thức tra tấn, trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo cũng như phát huy trách nhiệm của người dân trong việc tham gia góp ý bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Hôm nay, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện phối hợp Bộ đội Biên phòng thành phố tổ chức tuyên truyền phổ biến Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, Luật trưng cầu ý dân và một số vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ cho người dân xã Long Hòa và xã Thạnh An thu hút trên 250 lượt tham gia.
Tại buổi tuyên truyền, lực lương tham dự buổi tuyên truyền đã được báo cáo viên thành phố và huyện giới thiệu các quy định của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, Luật trưng cầu ý dân và một số vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ cũng như các giả định, tình huống thực tế qua đó đã góp phần giúp người dân nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về các quy định để thực hiện và tham gia tuyên truyền đến người thân và xã hội.
 

Tháng Mười Một 12, 2018

Ngày 26 tháng 10 năm 2018, Phòng Tư pháp - Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Bình Chánh phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện, Công an huyện tổ chức Hội nghị tổ chức tập huấn Bộ Luật Hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự năm 2017 cho các Ban thuộc Huyện ủy; các Ban thuộc Hội đồng nhân dân Huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện và các Đoàn thể huyện; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện; các Cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân huyện; Công an huyện; Tòa án nhân dân huyện, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện; Báo cáo viên pháp luật huyện; Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trưởng các đoàn thể chính trị- xã hội xã, thị trấn; Trưởng Công an và Cán bộ tham mưu Công an xã, thị trấn; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã, thị trấn;  Công chức Tư pháp- Hộ tịch xã - thị trấn với 200 người tham dự.

Tại Hội nghị Đồng chí Trung tá Nguyễn Minh Thơ- Phó Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thành phố (báo cáo viên pháp luật) phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như: việc quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ...

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017,  Luật gồm 08 chương với 76 điều luật (nhiều hơn Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 38 điều) chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2018.

September 5, 2018

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cả giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các Kế hoạch của Thành phố và huyện các năm tiếp theo, Ngày 04 tháng 9 năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện các nội dung như:

1.Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai các nội dung Kế hoạch số 3085/KH-UBND của Ủy ban nhân dân huyện phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đảm bảo kinh phí thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch.

2. Chủ động xây dựng và ban hành văn bản triển khai Kế hoạch số 3085/KH-UBND giai đoạn 2018 – 2021 và năm 2018 trong ngành, trong hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở đoàn, hội (hoặc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch PBGDPL năm 2018 đã ban hành từ đầu năm cho phù hợp với Kế hoạch 3085/KH-UBND) trước ngày 05/9/2018; dự toán kinh phí ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm giai đoạn 2019-2021 cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện bố trí theo quy định và hướng dẫn của Phòng Tài chính – Kế hoạch.

3. Trên cơ sở kế hoạch triển khai thực hiện các kế hoạch, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021, đề nghị các đơn vị thực hiện các nội dung sau:

a) Các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện được giao chủ trì thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn gửi Phòng Tư pháp có ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành. Trên cơ sở ý kiến của Phòng Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện bố trí kinh phí thực hiện theo quy định. 

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, tổ chức cuộc họp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Hội Luật gia huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật, đánh giá kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2013-2016; trên cơ sở ý kiến các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể dự họp, phối hợp với Phòng Tư pháp tham mưu tư vấn cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2018 -2021. Việc thực hiện Đề án xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 -2021 phải đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, việc huy động, sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho Đề án phải thể hiện rõ hiệu quả xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật, giảm chi ngân sách; kết quả thực hiện phải có ý nghĩa trong việc hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng cơ chế ưu đãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

c) Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân huyện về việc thành lập Ban Chỉ đạo chung thực hiện các Kế hoạch, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021 (không thành lập Ban Chỉ đạo riêng) đề xuất Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện ra quyết định thành lập Ban Điều hành thực hiện các Kế hoạch/Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Ủy ban nêu tại Kế hoạch 3085/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018; kèm dự thảo quy chế phối hợp (chung) của các thành viên trong Ban Điều hành để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện các Đề án. Trong trường hợp đã tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, Ban điều hành các kế hoạch, thực hiện Đề án trước tháng 8/2018 liên quan đến thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đề nghị cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể thực hiện rà soát và nhanh chóng thực hiện thủ tục giải thể và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Tư pháp) trước ngày 25/8/2018.

4. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 – 2018” trong năm 2018. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2021.

5. Phòng Tư pháp tiến hành rà soát phối hợp với Phòng Nội vụ điều chỉnh, bổ sung kiện toàn tổ chức và Quy chế Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện theo hướng bổ sung các quy định về trách nhiệm chung và trách nhiệm cụ thể của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Cơ quan thường trực và từng thành viên theo tinh thần đổi mới của Kế hoạch 3085/KH-UBND.

6. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ mới nêu trên, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và các nhiệm vụ có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật khác được Ủy ban nhân dân huyện phân công, trong đó, cần chú trọng các nội dung sau:

a) Phát động hưởng ứng phong trào thi đua theo Kế hoạch số 7207/KH-UBND ngày 31/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức và phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 09/11/2013 – 09/11/2023 trên địa bàn huyện đến từng tập thể, cá nhân tại cơ quan, đơn vị, địa phương; đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm và đến năm 2023, trước mắt là xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Tiếp tục phổ biến sâu rộng và theo chuyên đề Hiến pháp năm 2013; tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2018, có hiệu lực năm 2018, 2019; các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2018; các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: quy hoạch, đất đai, xây dựng, nhà ở; lao động, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội; y tế; thuế; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; xử lý vi phạm hành chính; hình sự; an toàn giao thông; quy chế dân chủ ở cơ sở; khiếu nại; tố cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống mua bán người; phòng, chống mại dâm, ma túy; hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; luật trẻ em; phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; quốc phòng – an ninh; nghĩa vụ quân sự... và các nội dung phát sinh đột xuất từ tình hình thực tế (nếu có) liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức nhà nước, về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cấp và duy trì có hiệu quả mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện; đăng tải thông tin pháp luật thuộc lĩnh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý; công khai, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước do cơ quan, đơn vị, địa phương mình ban hành hoặc soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

e) Việc tổ chức thực hiện việc sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 phải gắn với kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 3085/KH-UBND nêu tại Công văn này.

7. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng cuối năm 2018:

a) Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện được bố trí trong dự toán chi từ ngân sách huyện năm 2018.

b) Từ nguồn kinh phí thường xuyên cấp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở , xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp (nếu có).

d) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể căn cứ theo quy định tại các văn bản ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó.

 

Tháng Một 26, 2019

Căn cứ Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tư pháp, trên cơ sở nội dung kiểm tra, đánh giá và đề xuất của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, ngày 24 tháng 01 năm 2019, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND về công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018. Theo đó, toàn huyện có 06/07 địa phương được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 gồm Thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp và Bình Khánh. Riêng xã An Thới Đông không được công nhận do trong năm có một công chức bị xử lý kỷ luật cảnh cáo nên không đủ điều kiện công nhận địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018.