September 18, 2018

Nhằm kiểm tra kiến thức của các cá nhân thực hiện công tác lãnh đạo, tham mưu tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để các hòa giải viên trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng, hình thức, biện pháp hòa giải, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân giúp mọi người có ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật, góp phần hạn chế xung đột, tranh chấp trong cộng đồng dân cư. Sáng nay ngày 18/9/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ  đã tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, công chức và “Hòa giải viên giỏi” năm 2018 thu hút hơn 250 thí sinh và cổ động viên tham gia. Qua hội thi, Ban tổ chức đã trao 10 giải cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phần thi tìm hiểu pháp luật dành cho cán bộ, công chức và 05 giải cho các tập thể xuất sắc trong phần thi "Hoà giải viên giỏi" năm 2018.

 

Tháng Tám 24, 2018
Ngày 08/8/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giở đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 7 tháng đầu năm 2018. Hội nghị có sự tham dự của Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện cùng 28 thành viên Hội đồng và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cùng tham dự.Trong Hội nghị, các đại biểu đã tích cực tham gia phát biểu ý kiến đánh giá tình hình hoạt động của Hội đồng trong 7 tháng đầu năm năm 2018 cũng như góp ý kế hoạch hoạt động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Qua Hội nghị, Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Chủ tịch Hội đồng đề nghị các đơn vị thành viên Hội đồng tiếp tục phát huy vai trò của các cá nhân, tập thể trong việc lãnh đạo tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với nhiêm vụ chuyên môn, đảm bảo công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đạt chất lượng, đi vào chiều sâu, tránh hình thức. Đồng thời phân công Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên rà soát, tăng cường đầu tư và có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tủ sách pháp luật, bảo đảm khai thác, quản lý tủ sách pháp luật theo quy định; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở; thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, trang bị kiến thức pháp luật cho các thành viên tổ hòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế những mâu thuẩn phát sinh trong nhân dân và tránh khiếu kiện đông người.

Tháng Tám 30, 2018

Nhằm để nâng cao hiệu quả công tác Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ đã tổ chức 07 buổi tập huấn bồi dưỡng, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tại xã, thị trấn thu hút hơn 430 người tham gia. Qua buổi tập huấn, các lực lượng tham dự đã được báo cáo viên hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ và những thông tin cần thiết liên quan trực tiếp đến công tác hòa giải cơ sở cũng như các giả định, tình huống thực tế thường gặp trong đời sống. Qua đó đã góp phần giúp các đối tượng nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác hòa giải cơ sở trong quá trình thực hiện hòa giải và tuyên truyền đến nhân dân trên địa bàn.

September 28, 2018

Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cả giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai các nội dung Kế hoạch 2686/KH-UBND phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Chủ động xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Kế hoạch 2686/KH-UBND giai đoạn 2018 – 2021 và năm 2018 trong ngành, trong hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở đoàn, hội; dự toán kinh phí ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm giai đoạn 2019-2021 cho công tác PBGDPL gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài chính.

3. Tổ chức thực hiện các Đề án PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021:

a) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố được giao chủ trì thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về PBGDPL chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn gửi Sở Tư pháp có ý kiến trong quý III/2018. Trên cơ sở ý kiến của Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

          b) Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng, tổ chức cuộc họp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa PBGDPL.

          c) Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo chung thực hiện các Kế hoạch, Đề án về PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021.

4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động PBGDPL cho một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Đoàn công tác của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố và một số quận, huyện tiêu biểu đi hợp tác, học tập kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL ở nước ngoài.

5. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 - 2018”: tổ chức lễ ra mắt và vận hành chính thức Cổng Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật TP. Hồ Chí Minh (trong đó có Tủ sách pháp luật điện tử); phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2021.

6. Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ/Phòng Nội vụ điều chỉnh, bổ sung kiện toàn tổ chức và Quy chế Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố, quận, huyện theo tinh thần đổi mới của Kế hoạch 2686/KH-UBND.

7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về PBGDPL và các nhiệm vụ có liên quan PBGDPL khác được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, trong đó, cần chú trọng các nội dung sau:

a) Phát động hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 09/11/2013 – 09/11/2023 trên địa bàn Thành phố; xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Tiếp tục phổ biến sâu rộng và theo chuyên đề Hiến pháp năm 2013; tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2018, có hiệu lực năm 2018, 2019; các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2018; các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức nhà nước, về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; công khai, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước do cơ quan, đơn vị, địa phương mình ban hành hoặc soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

e) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tự kiểm tra công tác PBGDPL của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ sở đoàn, hội trực thuộc và gửi Báo cáo kết quả tự kiểm tra về Sở Tư pháp trước ngày 31/8/2018.

g) Tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng trong công tác PBGDPL năm 2018.

8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ PBGDPL 6 tháng cuối năm 2018:

a) Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố được bố trí trong dự toán chi từ ngân sách thành phố năm 2018 (Quyết định số 6383/QĐ-UBND ngày 09/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018).

b) Từ nguồn kinh phí thường xuyên cấp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở , xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp (nếu có).

d) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể căn cứ theo quy định tại các văn bản ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó./.   

          Đính kèm: Công văn số 7338/UBND-PCNC

/PF.Base/file/ckfinder/files/69_ 7338_UBND-NCPC_signed.pdf

Tháng Mười 23, 2018

Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” và Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 31/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

Ngày 23/10/2018, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn. Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu là đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố; Hội Nông dân Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Thành Đoàn, Các sở, ban, ngành Thành phố; Tòa án nhân dân Thành phố, quận, huyện, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, quận, huyện; Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố; các Báo, Đài Thành phố; Ủy ban nhân dân quận huyện, Phòng Tư pháp quận, huyện và Báo cáo viên pháp luật Thành phố, quận, huyện.

Tại Hội nghị, Đại úy, Thạc sỹ Võ Thị Thu Lan, Phó Đội trưởng Phòng Tham mưu Công an Thành phố (Báo cáo viên pháp luật) đã giới thiệu nội dung cơ bản của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và một số quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn (quy định tại Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật xử lý vi phạm hành chính...).

Thông qua Hội nghị, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội. Việc tham gia Công ước chống tra tấn là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nâng cao đáng kể uy tín quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền và tạo ra những động lực, cơ sở mới để thúc đẩy hoạt động phòng, chống tra tấn ở nước ta hiện nay./.

Tháng Bảy 13, 2020

Thực hiện Kế hoạch 120/KHPH-CAQ-PTP ngày 05/3/2020 của Phòng Tư pháp và Công An quận về tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật đặc xá Luật thi hành án hình sự năm 2019.

Ngày 12/6/2020 tại Hội trường Công An quận, đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật đặc xá Luật thi hành án hình sự năm 2019 với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại điện lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an quận; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ và cá các phòng ban, công chức Tư pháp của 16 phường trên quận.

Tại Hội nghị, Thiếu tá Võ Thị Thu Lan - Phó Đội trưởng Đội 10 - Phòng PV01 Công An Thành phố Hồ Chí Minh đã phổ biến những nội dung cơ bản Luật đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Thông qua Hội nghị, giúp nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, công chức trong việc được giao thực thi đúng pháp luật, đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự trên đại bàn quận./.

Tháng Mười Một 2, 2018

          Ngày 31/10/2018, tại Trung tâm Hội nghị 272 Thành phố, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 800 đại biểu là hòa giải viên ở cơ sở, thành viên các tổ tư vấn cộng đồng của các chi tổ hội phụ nữ cơ sở đến từ 24 quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

          Tại Hội nghị, các đại biểu đã được báo cáo viên của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tòa án nhân dân Thành phố truyền đạt kiến thức pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở, một số kỹ năng dành cho hòa giải viên; một số điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015; Pháp luật về Đất đai, Môi trường và các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, đăng ký hộ tịch.

          Cũng trong hội nghị, các hòa giải viên, thành viên các tổ tư vấn cộng đồng của các chi tổ hội phụ nữ cơ sở đã cùng nhau trao đổi, tìm hiểu các tình huống thường gặp trong hoạt động hòa giải ở cơ sở và hoạt động của tổ tư vấn cộng đồng. Đây là dịp để hòa giải viên, thành viên các tổ tư vấn cộng đồng của các chi tổ hội phụ nữ cơ sở nắm rõ các kiến thức, kỹ năng hòa giải để vận dụng linh hoạt trong hoạt động hòa giải, từ đó tăng tỷ lệ hòa giải thành, qua đó giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong  cộng đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

          Một số hình ảnh Hội nghị

anh hoi nghi

anh hoi nghi 2

Tháng Mười Một 13, 2018

Nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù trên địa bàn quận 12 năm 2018, vừa qua, Công an Quận và Phòng Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận đã phối hợp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là người đang bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam Công an Quận 12.

Báo cáo viên pháp luật của Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp – Công an thành phố và các báo cáo viên pháp luật của Quận 12 đã tổ chức 07 buổi tuyên truyền cho 130 phạm nhân tại trại giam Công an quận về các quy định pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan./.

 

September 28, 2018

Nhằm kịp thời cung cấp thông tin và kiến thức pháp luật liên quan đến các vấn đề về tranh chấp đất đại, ô nhiễm môi trường, hôn nhân gia đình... cho người dân trên địa bàn huyện. Sáng nay, ngày 28 thánh 9 năm 2018, Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ và Ủy ban nhân dân xã Long Hòa phối hợp cùng Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân tại xã Long Hòa với sự tham gia tư vấn của các Luật sư trên địa bàn thành phố và đại diện lãnh đạo các ngành chuyên môn trên địa bàn huyện đã thu hút hơn 100 lượt người tham gia.

Tháng Mười Một 8, 2018

Nhằm hưởng ứng tích cực “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11” năm 2018 theo nội dung phát động của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tại Kế hoạch số 5976/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2018 về tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11” trên địa bàn huyện năm 2018. Sáng nay, ngày 08 tháng 11 năm 2018 tại Hội trường Ủy ban nhân dân thị trấn Cần Thạnh, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật” với các nội dung như ôn lại kỷ niệm 6 năm Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11, biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hôn nhân gia đình và các pháp luật liên quan, đặc biệt là tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật phòng chống bạo lực gia đình và một số quy định liên quan đến phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho hội viên Hội liên hiệp phụ nữ huyện và người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh thu hút gần 100 lượt tham gia.
Qua buổi truyền thông các lực lượng tham gia nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản của pháp luật về bạo lực gia đình và xâm hại tình dục trẻ em góp phần từng bước nâng cao hiểu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và đưa Ngày pháp luật ngày đến gần với người dân hơn.

 

Tháng Mười Một 8, 2018

Sáng 6/11, Sở Tư pháp thành phố Hồ CHí Minh tổ chức lễ công bố vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tuyên truyền phổ biến pháp luật TPHCM tại địa chỉ http://tuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM Nguyễn Văn Vũ công bố vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử Tuyên truyền phổ biến pháp luật TPHCM

Cổng thông tin điện tử Tuyên truyền phổ biến pháp luật TPHCM là kênh cung cấp thông tin pháp luật chính thức cho người dân, doanh nghiệp thông qua các hình thức đa dạng, phong phú; có thể dễ dàng tương tác giữa các thành viên như mạng xã hội; là nơi các cơ quan nhà nước phối hợp thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến; là nơi chia sẻ kinh nghiệm và nghiệp vụ giữa các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; là mô hình phù hợp để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền pháp luật cho cộng đồng; thuận tiện cho việc thăm dò, khảo sát ý kiến; thông tin, báo cáo, thống kê qua mạng...

Quang cảnh buổi lễ

Đây là một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn theo chủ trương chung của Chính phủ và chính quyền Thành phố; là hình thức tuyên truyền nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất; tiện lợi, cho phép hiển thị nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau; có thể cung cấp thông tin pháp luật kịp thời, mọi lúc, mọi nơi (có mạng internet) cho mọi đối tượng, kế cả người khuyết tật và các đối tượng đặc thù; không giới hạn phạm vi không gian hay thời gian, người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều có thể sử dụng khi có nhu cầu.

Đồng thời, Cổng thông tin là một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn theo chủ trương chung của Chính phủ và chính quyền Thành phố; là một trong những mục tiêu của “Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại TPHCM giai đoạn 2015-2018” (giai đoạn 1). Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, Sở Tư pháp chủ trì báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Đề án trong giai đoạn 1; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình UBND TP xem xét ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án này đến năm 2021 theo Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018-2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Tháng Mười Một 29, 2018

Nhằm tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 09-11, năm 2018, để  phát huy những kết quả đã đạt được, tìm ra nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc, kịp thời phát hiện các mô hình, giải pháp, cách làm hay, hiệu quả để triển khai Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Ngày 28/11/2018, Sở Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 trên địa bàn Thành phố”.

Chủ trì Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp và đồng chí Trần Việt Thái, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp.

Các khách mời, đại biểu đến từ Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp (Đ/c Hoàng Huy Trường – Trưởng phòng Công tác tư pháp khác); Lãnh đạo các đơn vị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố; Hội Nông dân Thành phố; Thành Đoàn; Liên đoàn Lao động Thành phố; Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố; Tòa án nhân dân Thành phố; Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố; Cục Thi hành án dân sự Thành phố; Lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể Thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện và một số Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Các báo cáo viên pháp luật Thành phố; Đại diện Báo cáo viên pháp luật quận, huyện; Đại diện Tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn; các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố đến tham dự và đưa tin.

Với hơn 20 tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm từ các đại biểu sở, ngành, đoàn thể, quận, huyện, báo cáo viên pháp luật quận, huyện, Tuyên truyền viên pháp luật phường, xã, thị trấn…, Tọa đàm đã đánh giá toàn diện những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai Đề án trong thời gian tới. Nhiều ý kiến đóng góp, phát biểu có tính khả thi, bám sát thực tiễn, có giải pháp triển khai hiệu quả, thiết thực, đổi mới rõ rệt về nội dung, phương pháp, hình thức PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm vi phạm pháp luật, làm cơ sở để Sở Tư pháp tiếp thu, hoàn chỉnh Dự thảo Kế hoạch triển khai trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, ban hành trong giai đoạn 2018 - 2021.

                                                                                                                                PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Một số hình ảnh Tọa đàm

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu khai mạc Tọa đàm

Đại diện Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Thành phố trình bày tham luận tại Tọa đàm

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố trình bày tham luận tại Tọa đàm

                            Báo cáo viên pháp luật quận Bình Thạnh - Đ/c Lệ Hoa trình bày ý kiến góp ý tại Tọa đàm

 

 

                                         Các đại biểu tham dự Tọa đàm

Tháng Mười 18, 2018

Nhằm để tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, đặc biệt, trang bị cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay. Sáng ngày 17 tháng 10 năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã tổ chức hội nghị tập huấn tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 200 cán bộ, công chức là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã, thị trấn, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và Hòa giải viên ở cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân ấp, khu phố trên địa bàn huyện tham gia với sự hướng dẫn của Ông Dương Quang Thọ - Báo cáo viên pháp luật thành phố - nguyên Trưởng phòng phổ biến giáo dục pháp luật Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh. Qua buổi tập huấn, các lực lượng tham dự đã được báo cáo viên hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ và những thông tin cần thiết liên quan trực tiếp đến công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cũng như các giả định, tình huống thực tế thường gặp trong đời sống đã góp phần giúp các đối tượng tham gia tập huấn nắm và hiểu được các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đưa pháp luật đến gần với nhân dân.    

Tháng Mười Một 1, 2018

Sáng ngày 01/11/2018, Sở Tư pháp và Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện quy ước cộng đồng dân cư của ấp, khu phố từ ngành Tư pháp sang ngành Văn hóa – Thể thao. Thay mặt Ủy ban nhân dân Thành phố, Đồng chí Đỗ Văn Đạo, Phó Giám đốc Sở Nội vụ công bố Quyết định số 4435/QĐ-UBND ngày 09/10/2018 của UBND Thành phố về bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng và thực hiện quy ước cộng đồng dân cư của ấp, khu phố.

Tại Lễ bàn giao, Đồng chí Nguyễn Văn Vũ – Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã khái quát một số kết quả đạt được sau 20 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Theo đó, tính tới ngày 30/6/2018, Thành phố Hồ Chí Minh có 319 xã, phường, thị trấn có dân cư với 24.620 tổ dân phố, ấp nhân dân; trong đó, có 21.080 quy ước được xây dựng và phê duyệt theo Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg; 2.425 quy ước được xây dựng theo nhu cầu thực tế và đã được phê duyệt; hiện nay còn 1.115 quy ước chưa được phê duyệt.

Thực hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước (thay thế Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg) và Quyết định số 4435/QĐ-UBND của UBND Thành phố, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện quy ước cộng đồng dân cư của ấp, khu phố. Mặc dù nhiệm vụ chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước đã được chuyển từ Ngành Tư pháp sang Ngành Văn hóa - Xã hội nhưng Ngành Tư pháp luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ, tích cực với Ngành Văn hóa và Thể thao để tham mưu tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg trên địa bàn Thành phố.

Phát biểu tại Lễ bàn giao, Đồng chí Võ Trọng Nam – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao ghi nhận những kết quả đạt được của Ngành Tư pháp trong thời gian qua; tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và mong muốn Ngành Tư pháp tiếp tục hỗ trợ Ngành Văn hóa và Thể thao trong thời gian tới, qua đó, phát huy những kết quả đã đạt được, không ngừng nâng cao vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hương ước, quy ước, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư./.

Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao TP nhận bàn giao từ ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP (Ảnh: Kim Phụng)

Tháng Tám 16, 2018

Nhằm đổi mới, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong giai đoạn hiện nay, gắn PBGDPL với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện; tiếp tục tổ chức thi hành chính xác, đầy đủ, kịp thời quy định pháp luật về PBGDPL và phấn đấu đạt được mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể của Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021,

Ngày 18 tháng 6 năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch số 2686/KH-UBND về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021, trong đó, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp mới, thể hiện quyết tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác PBGDPL trên địa bàn Thành phố, trong đó, có những nội dung, định hướng mới đáng chú ý như sau:

1. “Tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về PBGDPL; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”:

- Quán triệt và xác định rõ Hội đồng phối hợp PBGDPL là “cơ quan tư vấn” cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cùng cấp về công tác PBGDPL và huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL để có giải pháp phù hợp để kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng, giao nhiệm vụ và kinh phí cho các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đảm bảo nguyên tắc công tác PBGDPL là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Kinh phí hoạt động của Hội đồng và Ban Thư ký chỉ bố trí để chi các nội dung theo đúng quy định tại Điều 4 Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND.

- Phát huy vai trò nòng cốt của Sở Tư pháp, người làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành, Phòng Tư pháp và công chức tư pháp – hộ tịch trong tham mưu, điều phối, quản lý việc tổ chức các hoạt động PBGDPL.

Các chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo điều hành về PBGDPL đều phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành, đối với các vấn đề lớn phải được Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố/quận, huyện thông qua và tư vấn cho UBND Thành phố/quận, huyện, Chủ tịch UBND Thành phố/quận.

- Thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động PBGDPL (như biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức hội nghị, hội thảo...) cho một đơn vị sự nghiệp đã có trực thuộc Sở Tư pháp nhằm tổ chức công việc hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc không thành lập đơn vị mới và không bổ sung biên chế.

2. Không thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện từng kế hoạch/đề án PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021 riêng lẻ kể cả các Kế hoạch/Đề án thực hiện theo Quyết định số 705/QĐ-TTg (đã thành lập thì giải thể), Lãnh đạo Thường trực UBND Thành phố/quận, huyện phụ trách công tác tư pháp - Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố/ quận, huyện trực tiếp chỉ đạo, điều phối việc thực hiện các Đề án để đảm bảo thiết thực, chất lượng, hiệu quả, tránh bỏ sót hoặc dàn trải, trùng lắp gây lãng phí ngân sách và ra quyết định thành lập Ban Điều hành kế hoạch/đề án do Lãnh đạo Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp làm Trưởng ban, Lãnh đạo các đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án làm Phó Trưởng ban thường trực, lãnh đạo các đơn vị phối hợp làm Phó Trưởng ban.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư, Hội Công chứng viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật khác, các cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch/đề án xã hội hóa công tác PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021; kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2014 – 2016 do Hội Luật gia Thành phố chủ trì thực hiện.

4. Kinh phí

- Chủ động cân đối bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch này trong dự toán chi hàng năm.

- Các sở, ngành, đoàn thể được giao chủ trì thực hiện đề án, kế hoạch phối hợp với Sở Tư pháp đề nghị Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện đề án, kế hoạch.

- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp dự toán kinh phí (ngoài khoán) để thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Hội đồng phối hợp PBGDPL.

5. Giao cho các sở, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp huyện, xã tổ chức triển khai và báo cáo kết quả hàng năm và cả giai đoạn về  Sở Tư pháp để báo cáo UBND Thành phố, Bộ Tư pháp.

6. Giao Giám đốc Sở Tư pháp - Ủy viên UBND Thành phố hoàn thiện và ký ban hành các Kế hoạch PBGDPL, Kế hoạch kiểm tra công tác PBGDPL hàng năm từ 2018 – 2021.

7. Phấn đấu đạt được điểm số cao trên tất cả các tiêu chí đánh giá, chủ động đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao điểm số đối với chỉ tiêu, tiêu chí đạt điểm số thấp theo Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTP./.

            

Tháng Hai 22, 2019

Sáng nay, ngày 22 tháng 2 năm 2019, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Bên cạnh đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2018, Hội nghị còn biểu dương, khen thưởng cho 16 tập thể và 08 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức hòa giải ở cơ sở và triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 trên địa bàn huyện Cần Giờ.

September 9, 2019

Thực hiện chương trình công tác năm 2019, Ban An toàn giao thông huyện Cần Giờ đồng loạt ra quân tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật gắn với ký cam kết thực hiện an toàn giao thông trong năm học 2019 - 2020 tại tất cả các trường trên địa bàn huyện Cần Giờ nhằm giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em học sinh trong việc chấp hành pháp luật và tự bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội khi tham gia giao thông. 

Tháng Mười Một 9, 2018

Sáng ngày 08/11/2018, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4 tổ chức hội nghị hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 9/11” năm 2018. Đến dự có đồng chí Trần Hoàng Quân, Chủ tịch UBND Quận 4 và đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp Thành phố.

Trong năm 2018, hoạt động tổ chức “Ngày Pháp luật” đã được Quận 4 quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đạt hiệu quả. Quận đã tổ chức 20 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật với sự tham dự của hơn 5.200 người tham dự. Nội dung tập trung vào: triển khai Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố; triển khai Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Hợp tác xã, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Du lịch; phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm HIV/AIDS…

Phòng Tư pháp quận phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 4, Tòa án nhân dân Quận 4, Hội Luật gia Quận 4 tổ chức ký kết liên tịch công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018. Hoạt động “Ngày Pháp luật” năm 2018 của UBND 15 phường cũng diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức như: treo băng rôn tại cơ quan và tại các khu phố; tổ chức 131 hội nghị triển khai các văn bản pháp luật với sự tham dự của hơn 6.700 người; phát hành trên 29.000 tài liệu tuyên truyền pháp luật cho từng hộ dân.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND Quận 4 Trần Hoàng Quân đề nghị các cơ quan, đơn vị, UBND 15 phường phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế và bám sát chương trình, nhiệm vụ thường xuyên của từng đơn vị. Các ngành, các cấp tăng cường phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Dịp này, UBND Quận 4 đã tặng Giấy khen cho 15 tập thể, 12 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018.

Một số hình ảnh Hội nghị

Chủ tịch UBND Quận 4 đã tặng Giấy khen cho 15 tập thể, 12 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018.

         

Phòng Tư pháp quận 4

Tháng Mười Một 11, 2018

09/11/2018

Ngày 09/11/2018, Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo buổi Lễ. Tới dự buổi Lễ còn có các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; các vị đại biểu Quốc hội; đại diện Lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.

Ngày Pháp luật - Sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng của đất nước
Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật lấy ngày 9 tháng 11 - ngày ban hành Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập - là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Ngày Pháp luật được triển khai từ năm 2013 và được duy trì hằng năm. Trong 05 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng; giám sát, chỉ đạo, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực của các cơ quan, cùng với sự chủ động tham mưu của ngành Tư pháp; đặc biệt là sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, việc triển khai Ngày Pháp luật đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và là điểm nhấn của công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Ngày Pháp luật đã thực sự trở thành Sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước. Tinh thần Ngày Pháp luật đã và đang được lan tỏa, thẩm thấu trong đời sống xã hội; đến với từng cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và người dân.
 


Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, kết quả thực hiện Ngày Pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung đã có đóng góp quan trọng cho sự tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, doanh nghiệp, người dân. Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong đó nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật là ưu tiên hàng đầu, thì việc đẩy mạnh triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật là một trong những giải pháp hữu hiệu. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các Bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, thực hiện công tác xây dựng thể chế và thực thi pháp luật, triển khai Ngày Pháp luật.
Chú trọng, tăng cường hơn nữa đến việc triển khai, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật 
Phát biểu tại Lễ hưởng ứng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, thành tích của các ban, bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức có hiệu quả Ngày Pháp luật. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cũng hoan nghênh Bộ Tư pháp, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tốt Ngày Pháp luật những năm vừa qua, đồng thời khẳng định, Ngày Pháp luật đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, trở thành một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, ngày hội của toàn dân, đóng góp tích cực vào việc nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật của toàn xã hội. 
Để Ngày Pháp luật năm 2019 và các năm tiếp theo thực sự thiết thực, ý nghĩa, Chủ tịch Quốc hội đề nghị:
Tiếp tục thực hiện thật tốt công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật với tầm nhìn tổng thể, dài hạn, cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các quy định của Hiến pháp; thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành quy định của luật, đặc biệt là về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
 


Bên cạnh đó, cần chú trọng, tăng cường hơn nữa đến việc triển khai, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật để các Luật được ban hành sớm đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là trong tuân thủ và chấp hành pháp luật để mọi người dân tin tưởng, noi theo. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong thực thi công vụ, gắn với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm giải trình. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xây dựng giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, coi đây là khâu đột phá trong tổ chức thi hành pháp luật, là mục tiêu quan trọng nhất của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Mỗi người dân, mỗi cộng đồng cần chủ động hơn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật vì lợi ích của mình và cộng đồng.
Ngoài ra, tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hưởng ứng Ngày Pháp luật để phục vụ đắc lực hơn cho việc thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, công chức, viên chức, để các hoạt động này gần gũi và cần thiết hơn đối với mỗi cộng đồng, mỗi người dân; đồng thời, xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước là lực lượng nòng cốt; đồng thời cần có cơ chế, chính sách phù hợp để động viên, thu hút các nguồn lực xã hội tham gia.

 

Cũng tại Lễ Hưởng ứng Ngày Pháp luật, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc qua 05 năm tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật đã vinh dự được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Tại buổi lễ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đã được trao cho 5 tập thể và 4 cá nhân vì đã có nhiều thành tích trong việc triển khai thực hiện Ngày Pháp luật:
- 5 tập thể: Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính; Hội đồng phối hợp PBGDPL TP Hà Nội; Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; Sở Tư pháp Quảng Nam; Ban Pháp chế, Tập đoàn điện lực Việt Nam;

- 4 cá nhân gồm: Đồng chí Hà Hùng Cường, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an; đồng chí Hồ Xuân Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội; đồng chí Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh. 

Nguồn: http://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/npl/Pages/tin-tuc-su-kien.aspx?ItemID=229

Tháng Mười 31, 2018

Sáng ngày 29/10/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Long Hòa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng chống ma túy, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biển Việt Nam, Luật Biên giới Quốc gia và các văn bản hướng dẫn liên quan cho đội ngũ tuyên truyền viên, cán bộ công chức, các tổ chức đoàn thể và tổ nhân dân trên địa bàn xã Long Hòa, thu hút trên 80 đại biểu tham dự.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự được nghe báo cáo viên pháp luật huyện giới thiệu các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng chống ma túy, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biển Việt Nam, Luật Biên giới Quốc gia và các văn bản hướng dẫn liên quan trực tiếp đến người dân cùng những tình huống phát sinh trong thực tế thi hành pháp luật. Qua Hội nghị, góp phần phổ biến các kiến thức pháp luật đến đội ngũ công chức, hội viên, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn, từ đó, tuyên truyền rộng rãi đến người dân ở cơ sở.
 

Tháng Bảy 2, 2020

Triển khai thực hiện “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26 tháng 6” năm 2020, Sở Tư pháp giới thiệu danh mục tài liệu liên quan đến công tác phòng, chống ma túy để tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và Nhân dân trên địa bàn thành phố tham khảo, tìm hiểu.

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

STT

Loại văn bản

Số hiệu văn bản

Ngày ban hành

Trích yếu nội dung văn bản

1

Luật

23/2000/QH10

12/09/2000

Luật về Phòng, chống ma túy

2

Nghị định

80/2001/NĐ-CP

5/11/2001

Quy định chi tiết và hướng dẫn kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước

3

Luật

16/2008/QH12

6/03/2008

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy

4

Nghị định

94/2009/NĐ-CP

26/10/2009

Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy

5

Nghị định

94/2010/NĐ-CP

9/09/2010

Quy định về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng

6

Quyết định

2187/QĐ-TTg

5/12/2014

Về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020

7

Bộ luật

100/2015/QH13

27/11/2015

Bộ luật Hình sự (quy định các tội về ma túy từ Điều 247 đến Điều 259) P1;P2;P3;P4

8

Nghị định

26/2016/NĐ-CP

6/04/2016

Quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập

9

Quyết định

1640/QĐ-TTg

18/08/2016

Về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

10

Quyết định

424/QĐ-TTg

7/04/2017

Phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020

11

Chỉ thị

25/CT-TTg

5/06/2017

Về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới

16

Luật

12/2017/QH14

20/06/2017

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

17

Nghị định

19/2018/NĐ-CP

2/02/2018

Quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015

18

Quyết định

1236/QĐ-BGDĐT

30/03/2018

Phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2020"

19

Nghị định

73/2018/NĐ-CP

15/05/2018

Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất

20

Thông tư

124/2018/TT-BTC

20/12/2018

Quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện

12

Chỉ thị

36/CT-TW

16/08/2019

Về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy

13

Hướng dẫn

06/HD-VKSTC

6/01/2020

Công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2020

14

Quyết định

291/QĐ-TTg

21/02/2020

Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/T ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy

15

Nghị định

60/2020/NĐ-CP

29/05/2020

Sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất
ban hành kèm theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất

 

                Đính kèm

Tháng Tám 23, 2018

Ngày 13/7/2018, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4 đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn Quận năm 2018 với sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quận, Ủy ban nhân dân 15 phường cùng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở, Trưởng các Khu phố và Tổ dân phố trên địa bàn.

Tại Hội nghị, các báo cáo viên của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã giới thiệu thực trạng các tệ nạn xã hội và công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; một số loại ma túy, chất gây nghiện và quy định pháp luật về phòng, chống ma túy; phòng, chống mại dâm và HIV/AIDS.

Thông qua Hội nghị, góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS; động viên, khuyến khích người dân cùng tham gia bài trừ tệ nạn xã hội, tích cực giúp đỡ, hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; giúp người mại dâm hoàn lương thay đổi hành vi, tạo công việc làm ổn định cuộc sống./.

 

                                                

Tháng Mười Một 23, 2018

Thực hiện chỉ đạo của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, sáng ngày 22 tháng 11 năm 2018 tại Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Cụm thi đua IV gồm Phòng Tư pháp của 5 huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi đã tiến hành tổ chức kiểmtra và đánh giá kết quả thi đua công tác tư pháp năm 2018. Qua kiểm tra, đánh giá, các đơn vị thành viên trong Cụm cùng thống nhất Phòng Tư pháp huyện Bình Chánh là đơn vị xuất sắc dẫn đầu Cụm tiếp theo là Phòng Tư pháp của các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn và Củ Chi. Đồng thời, các thành viên trong Cụm thống nhất phân công Cụm trưởng hoàn tất hồ sơ đánh giá đề xuất Sở Tư pháp công nhận kết quả đánh giá thi đua của từng thành viên trong Cụm.

Tháng Mười Hai 24, 2019

Ngày 11/11/2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4826/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình  nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện và Quyết định số 4827/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình  nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.

Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành 02 Quy trình thuộc lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện (Thủ tục Công nhận Báo cáo viên pháp luật quận, huyện; Thủ tục Miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật quận, huyện); 07 Quy trình thuộc lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (Lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật: Thủ tục Công nhận tuyên truyền viên pháp luật; Thủ tục Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật; Lĩnh vực Hòa giải ở cơ sở: Thủ tục Bầu hòa giải viên; Thủ tục Bầu tổ trưởng Tổ hòa giải; Thủ tục Thôi làm hòa giải viên; Thủ tục Thanh toán thù lao cho hòa giải viên; Thủ tục Thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải)

Sở Tư pháp thông tin về các quy trình có liên quan để các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố./.

Đính kèm

+ Quy trình quận, huyện.

+ Quy trình phường, xã, thị trấn.

Tháng Tám 29, 2018

Nhằm giúp Nhân dân trên địa bàn huyện nắm bắt, hiểu đúng thực chất dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và những lợi ích khi thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những thông tin và luận điệu sai trái, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, xúi giục, lôi kéo ngừng việc, biểu tình, có hành vi trái pháp luật ảnh hướng đến quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của chính người lao động. Phòng Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông và Bình Khánh tổ chức 02 buổi thông tin các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và một số nội dung cơ bản của dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cho đội ngũ tuyên truyền viên, Ban nhân dân ấp, đặc biệt là người lao động của huyện Cần Giờ đang làm việc tại công ty TNHH Pouyuen Việt Nam.

September 5, 2018

          Để thực hiện có hiệu quả Quy định về xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 07/2017/TT-BTP quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020; ngày 23 tháng 8 năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành văn bản triển khai, chỉ đạo các đơn vị thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ như:
         - Thực hiện rà soát việc ban hành văn bản hướng dẫn đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí được phân công phụ trách.
         - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật được phân công phụ trách theo Thông báo số 124/TP-HĐĐG của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật về phân công phụ trách theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Cần Giờ và các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế năm 2017 của cán bộ, công chức được phân công theo dõi, tham mưu nhiệm vụ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp tại địa phương, đơn vị.
         - Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, rà soát, thẩm định kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã bảo đảm việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đúng quy định và tiến độ của Quyết định số 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2017/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; chú trọng gắn các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật với trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị nhất là trong bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật và hoạt động của câu lạc bộ pháp luật, góp phần thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở.
         - Chọn Xã Lý Nhơn thực hiện mô hình điểm 03 năm (năm 2018 đến năm 2020) về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với công tác xây dựng nông thôn mới đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng dẫn nhân rộng phù hợp với thực tiễn trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Giao Phòng Tư pháp hướng dẫn các đơn vị thực hiện nội dung mô hình điểm.
        - Giao Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 đảm bảo việc  thực hiện đúng quy định, thực chất, phát huy đầy đủ ý nghĩa, vai trò và đạt mục đích đề ra nhất là trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trước khi trình Hội đồng xem xét công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018. Sau khi đánh giá, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật, bảo đảm xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bền vững, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo điểm về mô hình tiếp cận pháp luật tại cơ sở; thực hiện việc niêm yết, công bố kết quả cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2017 theo Quyết định số 619/QĐ-TTg; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin về pháp luật cho người dân tại cơ sở gắn với thực hiện Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
       - Giao Phòng Tài chính kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Tư pháp và các đơn vị liên quan bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho việc quản lý và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; có giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội trong thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đồng thời tham mưu bố trí kinh phí cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật và nguồn lực xây dựng, thực hiện mô hình điểm về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật góp phần vào kết quả thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” theo Quyết định số 2288/QĐ-BTP ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng dẫn nhân rộng phù hợp với thực tiễn.
       - Giao Phòng Nội vụ chủ trì phối hợp Phòng Tư pháp rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp theo quy định.
       3. Tiến độ thực hiện:
      3.1. Giao Phòng Tư pháp thực hiện nội dung sau:
      + Thực hiện báo cáo nhanh về tình hình thực hiện công tác đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 6 tháng đầu năm 2018 và danh sách cấp xã thực hiện mô hình điểm 03 năm gửi về Sở Tư pháp (trước 31/8/2018).
      + Thông tin lịch dự kiến tổ chức đánh giá tiếp cận pháp luật năm 2018 của các xã, thị trấn gửi về Sở Tư pháp (trước ngày 05/12/2018) để Sở Tư pháp và các sở, ngành, đoàn thể liên quan bố trí cùng tham dự buổi đánh giá của Huyện.
     + Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị các giải pháp cải thiện, khắc phục (nếu có) trong quá trình thực hiện công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, trao đổi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật (dự kiến tổ chức trước 20/12/2018).
     + Tập hợp và gửi 01 bộ hồ sơ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 của huyện về Sở Tư pháp (trước ngày 25/01/2019) bao gồm: Biên bản họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật; Danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Báo cáo kết quả công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các giải pháp đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn (đính kèm 01 bộ hồ sơ đánh giá của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện: Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã; Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm; Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân; công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật).
      3.2. Giao các đơn vị thành viên Hội đồng và Ủy nhân dân xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018, báo cáo kết quả thực hiện chung trong Báo cáo kết quả công tác PBGDPL và gửi về Phòng Tư pháp (trước ngày 08/11/2018).
      3.3. Ngoài ra, đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện trình tự, thủ tục rà soát, tự đánh giá đề nghị công nhận cấp xã chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 gửi Phòng Tư pháp ttrước ngày 05/01/2019./.
 

Tháng Một 26, 2019

Căn cứ Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tư pháp, trên cơ sở nội dung kiểm tra, đánh giá và đề xuất của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, ngày 24 tháng 01 năm 2019, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-UBND về công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018. Theo đó, toàn huyện có 06/07 địa phương được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 gồm Thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp và Bình Khánh. Riêng xã An Thới Đông không được công nhận do trong năm có một công chức bị xử lý kỷ luật cảnh cáo nên không đủ điều kiện công nhận địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018.

September 5, 2018

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cả giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các Kế hoạch của Thành phố và huyện các năm tiếp theo, Ngày 04 tháng 9 năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện các nội dung như:

1.Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai các nội dung Kế hoạch số 3085/KH-UBND của Ủy ban nhân dân huyện phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đảm bảo kinh phí thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch.

2. Chủ động xây dựng và ban hành văn bản triển khai Kế hoạch số 3085/KH-UBND giai đoạn 2018 – 2021 và năm 2018 trong ngành, trong hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở đoàn, hội (hoặc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch PBGDPL năm 2018 đã ban hành từ đầu năm cho phù hợp với Kế hoạch 3085/KH-UBND) trước ngày 05/9/2018; dự toán kinh phí ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm giai đoạn 2019-2021 cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện bố trí theo quy định và hướng dẫn của Phòng Tài chính – Kế hoạch.

3. Trên cơ sở kế hoạch triển khai thực hiện các kế hoạch, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021, đề nghị các đơn vị thực hiện các nội dung sau:

a) Các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện được giao chủ trì thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn gửi Phòng Tư pháp có ý kiến trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành. Trên cơ sở ý kiến của Phòng Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân huyện bố trí kinh phí thực hiện theo quy định. 

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, tổ chức cuộc họp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Hội Luật gia huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật, đánh giá kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2013-2016; trên cơ sở ý kiến các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể dự họp, phối hợp với Phòng Tư pháp tham mưu tư vấn cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2018 -2021. Việc thực hiện Đề án xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 -2021 phải đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, việc huy động, sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho Đề án phải thể hiện rõ hiệu quả xã hội hóa phổ biến, giáo dục pháp luật, giảm chi ngân sách; kết quả thực hiện phải có ý nghĩa trong việc hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng cơ chế ưu đãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

c) Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân huyện về việc thành lập Ban Chỉ đạo chung thực hiện các Kế hoạch, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021 (không thành lập Ban Chỉ đạo riêng) đề xuất Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện ra quyết định thành lập Ban Điều hành thực hiện các Kế hoạch/Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Ủy ban nêu tại Kế hoạch 3085/KH-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2018; kèm dự thảo quy chế phối hợp (chung) của các thành viên trong Ban Điều hành để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện các Đề án. Trong trường hợp đã tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, Ban điều hành các kế hoạch, thực hiện Đề án trước tháng 8/2018 liên quan đến thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đề nghị cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể thực hiện rà soát và nhanh chóng thực hiện thủ tục giải thể và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Tư pháp) trước ngày 25/8/2018.

4. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 – 2018” trong năm 2018. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2021.

5. Phòng Tư pháp tiến hành rà soát phối hợp với Phòng Nội vụ điều chỉnh, bổ sung kiện toàn tổ chức và Quy chế Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện theo hướng bổ sung các quy định về trách nhiệm chung và trách nhiệm cụ thể của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Cơ quan thường trực và từng thành viên theo tinh thần đổi mới của Kế hoạch 3085/KH-UBND.

6. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ mới nêu trên, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và các nhiệm vụ có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật khác được Ủy ban nhân dân huyện phân công, trong đó, cần chú trọng các nội dung sau:

a) Phát động hưởng ứng phong trào thi đua theo Kế hoạch số 7207/KH-UBND ngày 31/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức và phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 09/11/2013 – 09/11/2023 trên địa bàn huyện đến từng tập thể, cá nhân tại cơ quan, đơn vị, địa phương; đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm và đến năm 2023, trước mắt là xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Tiếp tục phổ biến sâu rộng và theo chuyên đề Hiến pháp năm 2013; tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2018, có hiệu lực năm 2018, 2019; các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2018; các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: quy hoạch, đất đai, xây dựng, nhà ở; lao động, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội; y tế; thuế; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; xử lý vi phạm hành chính; hình sự; an toàn giao thông; quy chế dân chủ ở cơ sở; khiếu nại; tố cáo; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống mua bán người; phòng, chống mại dâm, ma túy; hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; luật trẻ em; phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; quốc phòng – an ninh; nghĩa vụ quân sự... và các nội dung phát sinh đột xuất từ tình hình thực tế (nếu có) liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức nhà nước, về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cấp và duy trì có hiệu quả mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân huyện; đăng tải thông tin pháp luật thuộc lĩnh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý; công khai, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước do cơ quan, đơn vị, địa phương mình ban hành hoặc soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

e) Việc tổ chức thực hiện việc sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 phải gắn với kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 3085/KH-UBND nêu tại Công văn này.

7. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng cuối năm 2018:

a) Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện được bố trí trong dự toán chi từ ngân sách huyện năm 2018.

b) Từ nguồn kinh phí thường xuyên cấp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở , xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp (nếu có).

d) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể căn cứ theo quy định tại các văn bản ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó.

 

Tháng Mười Một 12, 2018

Ngày 10 tháng 10 năm 2018, Phòng Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện, Công an huyện tổ chức Hội nghị tập huấn Bộ Luật Hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự năm 2017 cho  các cơ quan, đơn vị: Các Ban thuộc Huyện ủy; các Ban thuộc Hội đồng nhân dân Huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện và các Đoàn thể Huyện; Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Huyện; Cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Huyện; Công an huyện, Tòa án nhân dân huyện, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện; Báo cáo viên pháp luật Huyện; Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công chức Tư pháp-Hộ tịch; công chức Địa chính- Xây dựng-Nông nghiệp-Môi trường xã - thị trấn, với gần 200 người tham dự.

Tại Hội nghị, Đại úy, Thạc sĩ Võ Thị Thu Lan- Phó Đội trưởng, Phòng tham mưu Công an thành phố Hồ Chí Minh (báo cáo viên pháp luật) đã phổ biến các điểm mới của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 gắn liền với tình hình thực tiễn hiện nay. Bộ Luật Hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự năm 2017 được thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2018.