Tháng Mười Một 9, 2018

Sáng ngày 08/11/2018, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 4 tổ chức hội nghị hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 9/11” năm 2018. Đến dự có đồng chí Trần Hoàng Quân, Chủ tịch UBND Quận 4 và đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp Thành phố.

Trong năm 2018, hoạt động tổ chức “Ngày Pháp luật” đã được Quận 4 quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đạt hiệu quả. Quận đã tổ chức 20 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật với sự tham dự của hơn 5.200 người tham dự. Nội dung tập trung vào: triển khai Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố; triển khai Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Hợp tác xã, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Du lịch; phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm HIV/AIDS…

Phòng Tư pháp quận phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 4, Tòa án nhân dân Quận 4, Hội Luật gia Quận 4 tổ chức ký kết liên tịch công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018. Hoạt động “Ngày Pháp luật” năm 2018 của UBND 15 phường cũng diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức như: treo băng rôn tại cơ quan và tại các khu phố; tổ chức 131 hội nghị triển khai các văn bản pháp luật với sự tham dự của hơn 6.700 người; phát hành trên 29.000 tài liệu tuyên truyền pháp luật cho từng hộ dân.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND Quận 4 Trần Hoàng Quân đề nghị các cơ quan, đơn vị, UBND 15 phường phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế và bám sát chương trình, nhiệm vụ thường xuyên của từng đơn vị. Các ngành, các cấp tăng cường phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Dịp này, UBND Quận 4 đã tặng Giấy khen cho 15 tập thể, 12 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018.

Một số hình ảnh Hội nghị

Chủ tịch UBND Quận 4 đã tặng Giấy khen cho 15 tập thể, 12 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018.

         

Phòng Tư pháp quận 4

Tháng Sáu 15, 2019

Chiều ngày 14/6/2019, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ đã tổ chức giao ban công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai nội dung Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật và Thông tư 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ Tư pháp về quy định bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hội nghị có sự tham dự của Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện cùng hơn 29 thành viên Hội đồng và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cùng tham dự.

Qua buổi làm việc, Bà Đoàn Thị Ngọc Cẩm đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị thành viên và UBND các xã, thị trấn đã có sự chủ động tham mưu, tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo lĩnh vực ngành, đơn vị phụ trách đến cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn huyện. Đồng thời yêu cầu trong thời gian tới các đơn vị cần tiếp tục phát huy vai trò của từng thành viên trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị gắn với nhiêm vụ chuyên môn, đảm bảo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt chất lượng, đi vào chiều sâu, tránh hình thức. Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức, người lao động và nhân dân các nội dung liên quan lĩnh vực phụ trách đảm bảo mỗi đơn vị từ nay đến cuối năm 2019 có ít nhất 01 nội dung tổ chức tuyên truyền, phổ biến tại 07 xã, thị trấn. Riêng đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần chủ động và tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân tại địa phương bằng nhiều hình thức phù hợp; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các nội dung chỉ đạo của huyện và kế hoạch địa phương đã đề ra liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật định kỳ hàng quý, 6 tháng để tìm ra giải pháp thực hiện và làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức tại địa phương cũng như biểu dương, khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác. Ngoài ra, các địa phương cần kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác về huyện để có hướng chỉ đạo thực hiện thống nhất.

                                                              

Tháng Ba 19, 2019

Để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, trên cơ sở kết quả tổng kết 08 năm thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật (Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg), ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật. Bên cạnh việc kế thừa các quy định còn phù hợp của Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg có các nội dung mới sau đây:

1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quyết định này đã bổ sung, quy định rõ Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia;  quy định xây dựng Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo (xã đặc biệt khó khăn) và Tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Về Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia: Đây là mô hình Tủ sách pháp luật mới ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác, sử dụng sách, tài liệu pháp luật, gắn với mục tiêu, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử; liên kết, trích xuất với các cơ sở dữ liệu về pháp luật, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật. Quyết định quy định Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được xây dựng để sử dụng chung trên cả nước. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng, quản lý thống nhất Tủ sách điện tử quốc gia theo hướng tích hợp với Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, bảo đảm thuận tiện, đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật của cá nhân, tổ chức. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương (bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) được cấp tài khoản, phân quyền quản lý dữ liệu thành phần của Tủ sách theo chức năng và phạm vi quản lý.
Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia có sách, tài liệu pháp luật được lưu giữ, quản lý dưới dạng số; được khai thác thông qua truy cập máy tính, các thiết bị điện tử, mạng viễn thông và được vận hành, sử dụng từ năm 2021.
3. Về quản lý thống nhất sách, tài liệu pháp luật tại cơ sở
Quyết định xác định nguyên tắc thống nhất quản lý, khai thác sách, tài liệu của Tủ sách pháp luật và sách, tài liệu pháp luật của Thư viện xã, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, Trung tâm học tập cộng đồng hiện có trên địa bàn; gắn kết với khai thác, sử dụng sách, tài liệu pháp luật của Đề án trang bị sách cho xã, phường, thị trấn để bảo đảm khai thác, sử dụng sách, tài liệu tiết kiệm, hiệu quả.
4. Về kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật
Kinh phí xây dựng Tủ sách pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên được giao hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có). Kinh phí xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia được lồng ghép với kinh phí duy trì hoạt động của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện có và kinh phí thực hiện các chương trình, đề án có nội dung ứng dụng công nghệ thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật. Định mức kinh phí tối thiểu hằng năm cho mỗi Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân được tăng từ 02 triệu đồng/năm/tủ sách lên 03 triệu đồng/năm/tủ sách. Kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn do ngân sách địa phương bảo đảm; khuyến khích ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện hỗ trợ xây dựng, bổ sung sách, báo, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự cân đối được ngân sách thì sử dụng nguồn thu ngân sách của địa phương để chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật. Đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách thì ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật trong nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương.
5. Về Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
Quyết định quy định các loại sách, tài liệu pháp luật của Tủ sách pháp luật, trong đó Công báo không phải là tài liệu pháp luật bắt buộc có trong Tủ sách pháp luật và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn các sách, tài liệu pháp luật khác để phù hợp với đặc thù của từng địa phương, cơ sở. Người phụ trách Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã bố trí, phân công trong số công chức chuyên môn của Ủy ban nhân dân xã, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
Quyết định chủ trương khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đóng góp, tài trợ kinh phí, sách, tài liệu phục vụ xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; xây dựng, quản lý, đóng góp và mở rộng Tủ sách tự quản ở cộng đồng.
6Về trách nhiệm thực hiện và quy định chuyển tiếp
Bộ Tư pháp được giao chủ trì, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định trên phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quyết định theo chức năng và phạm vi quản lý.
Đối với Tủ sách pháp luật không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả, xác định nhu cầu khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật cấp xã, Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đã được xây dựng theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg. Nếu tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật cấp xã, Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, Quyết định quy định thời hạn duy trì và lộ trình triển khai xã hội hóa việc quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật. Nếu không tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật cấp xã, Quyết định quy định việc sáp nhập và lộ trình sáp nhập Tủ sách pháp luật thành bộ phận sách, tài liệu pháp luật của Thư viện hoặc điểm Bưu điện - Văn hóa, Trung tâm học tập cộng đồng hiện có đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn cấp xã. Nếu không tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị thì tổ chức lưu giữ, quản lý các sách, tài liệu pháp luật hiện có phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị theo quy định về quản lý tài sản công.
Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2019. Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

 

September 28, 2018

Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 – 2021,

Để đảm bảo triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cả giai đoạn 2018 - 2021, đặc biệt là 6 tháng cuối năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, triển khai các nội dung Kế hoạch 2686/KH-UBND phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Chủ động xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Kế hoạch 2686/KH-UBND giai đoạn 2018 – 2021 và năm 2018 trong ngành, trong hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở đoàn, hội; dự toán kinh phí ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm giai đoạn 2019-2021 cho công tác PBGDPL gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài chính.

3. Tổ chức thực hiện các Đề án PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021:

a) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố được giao chủ trì thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch về PBGDPL chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn gửi Sở Tư pháp có ý kiến trong quý III/2018. Trên cơ sở ý kiến của Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

          b) Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực Hội đồng, tổ chức cuộc họp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Luật gia Thành phố, Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa PBGDPL.

          c) Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo chung thực hiện các Kế hoạch, Đề án về PBGDPL giai đoạn 2018 – 2021.

4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực hiện công việc phục vụ cho tổ chức hoạt động PBGDPL cho một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập Đoàn công tác của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố và một số quận, huyện tiêu biểu đi hợp tác, học tập kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL ở nước ngoài.

5. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2015 - 2018”: tổ chức lễ ra mắt và vận hành chính thức Cổng Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật TP. Hồ Chí Minh (trong đó có Tủ sách pháp luật điện tử); phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án này đến năm 2021.

6. Sở Tư pháp/Phòng Tư pháp khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ/Phòng Nội vụ điều chỉnh, bổ sung kiện toàn tổ chức và Quy chế Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố, quận, huyện theo tinh thần đổi mới của Kế hoạch 2686/KH-UBND.

7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về PBGDPL và các nhiệm vụ có liên quan PBGDPL khác được Ủy ban nhân dân Thành phố phân công, trong đó, cần chú trọng các nội dung sau:

a) Phát động hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 09/11/2013 – 09/11/2023 trên địa bàn Thành phố; xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 năm 2018 tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

b) Tiếp tục phổ biến sâu rộng và theo chuyên đề Hiến pháp năm 2013; tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2018, có hiệu lực năm 2018, 2019; các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua trong năm 2018; các quy định pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách, văn bản về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật, về trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức nhà nước, về việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

d) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; công khai, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước do cơ quan, đơn vị, địa phương mình ban hành hoặc soạn thảo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở đảm bảo quy định, tiết kiệm, hiệu quả.

e) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, quận, huyện tự kiểm tra công tác PBGDPL của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ sở đoàn, hội trực thuộc và gửi Báo cáo kết quả tự kiểm tra về Sở Tư pháp trước ngày 31/8/2018.

g) Tổ chức sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng trong công tác PBGDPL năm 2018.

8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ PBGDPL 6 tháng cuối năm 2018:

a) Từ kinh phí cấp cho Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố được bố trí trong dự toán chi từ ngân sách thành phố năm 2018 (Quyết định số 6383/QĐ-UBND ngày 09/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018).

b) Từ nguồn kinh phí thường xuyên cấp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở , xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2018 của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Từ các nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp (nếu có).

d) Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch cụ thể căn cứ theo quy định tại các văn bản ban hành, phê duyệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đó./.   

          Đính kèm: Công văn số 7338/UBND-PCNC

/PF.Base/file/ckfinder/files/69_ 7338_UBND-NCPC_signed.pdf

Tháng Bảy 25, 2018

Ngày 28/12/2017, tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận 4, trên cơ sở Kế hoạch liên tịch số 69/KHLT-HPN-PTP-TA-HLG ngày 13/12/2017, Phòng Tư pháp Quận 4 đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 4, Tòa án nhân dân Quận 4 và Hội Luật gia Quận 4 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Tổ Tư vấn cộng đồng tại Chi Hội trên địa bàn Quận 4 giai đoạn 2013 – 2017 kết hợp triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Đến dự có các đồng chí Phạm Minh Tuấn, Trưởng ban Dân vận Quận ủy – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Quận 4 và đồng chí Trần Thị Thanh Điệp - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 4. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 14/CTPH-BTP-HLHPNVN ngày 10/01/2013 giữa Bộ Tư pháp và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2013-2017 đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đối tượng là các chị em phụ nữ trên địa bàn quận. Với vai trò chủ công của Phòng Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ quận đã nâng dần ý thức tự giác, tích cực tìm hiểu pháp luật và thói quen chấp hành pháp luật trong cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp và cộng đồng dân cư. Nội dung tuyên truyền được đổi mới phong phú, đa dạng, có xác định trọng tâm về thời gian, về đối tượng; có sự chủ động trong công tác phối hợp với các ngành nên đã phát huy tác dụng trong tuyên truyền giáo dục tuyền thống, giáo dục pháp luật và tuyên truyền theo các chuyên đề khác. Về đối tượng tuyên truyền có mở rộng đến nhiều đối tượng như nam giới, người có đạo, người cao tuổi, nữ thanh và chị em phụ nữ chậm tiến. Trao Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 4 cho 07 tập thể và 09 cá nhân có thành tích xuất sắc qua 05 năm thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, việc thành lập và hoạt động tư vấn của Tổ tư vấn cộng đồng tại chi Hội khu phố đã giải quyết được những yêu cầu thiết thực của người dân, nhận thức của người dân phần nào đã được cải thiện. Bên cạnh đó, từng thành viên trong Tổ tư vấn cộng đồng cũng nâng cao được tính chủ động trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn về hoạt động tư vấn, biết lắng nghe, trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết cho người dân khi đến liên hệ góp phần làm tốt vai trò cầu nối giữa Hội và hội viên phụ nữ tại địa bàn dân cư. Ngoài ra, tại buổi Hội nghị, ông Lương Nguyễn Trọng Tiến – Phó Trưởng Phòng Tư pháp Quận 4 đã triển khai một số quy định mới của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 đến các đại biểu tham dự./.

Tháng Mười Một 4, 2022

Chiều ngày 01 tháng 11 năm 2022, Phòng Tư pháp quận Tân Bình đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận, Ủy ban nhân dân Phường 13 tổ chức uyên truyền, phổ biến Luật Người cao tuổi và các quy định về chế độ, chính sách có liên quan đến người cao tuổi trên địa bàn quận.

Đến tham dự có Thạc sĩ Nguyễn Cao Dũng - Giảng viên trường Trung cấp Nhân Đạo - Báo cáo viên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo các đơn vị có: bà Nguyễn Thuận An – Phó Trường phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận; bà Nguyễn Thị Lương – Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi quận; bà Nguyễn Thị Dung – Phó Bí thư đảng ủy Phường 13. Cùng hơn 106 đại biểu là Đại diện các Cơ quan, ban ngành thuộc quận; Đại diện Hội người cao tuổi; Hội viên hội người cao tuổi 15 phường; Phó Chủ tịch phụ trách khối văn xã; Cán bộ công chức phụ trách bảo trợ xã hội 15 Phường.

Báo cáo viên Nguyễn Cao Dũng đã thông qua các nội dung quan trọng, cơ bản của Luật người cao tuổi và các quy định về chế độ, chính sách có liên quan đến người cao tuổi cùng những tình huống xảy ra trong thực tiễn để các đại biểu tham dự cập nhật thêm. Qua đó, đại biểu tham dự đã tiếp thu được nhiều nội dung quan trọng liên quan đến người cao tuổi, góp phần xây dựng đô thị văn minh, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng hình ảnh người cao tuổi Việt Nam “Tuổi cao - Gương sáng”./.

Phòng Tư pháp quận Tân Bình- Phòng PBGDPL

Tháng Mười Một 16, 2022

Cao điểm Hưởng ứng ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 9/11, từ ngày 20/10/2022 đến ngày 15/11/2022 quận Bình Thạnh đã tổ chức treo 99 băng rôn, khẩu hiệu, bảng điện tuyên truyền cổ động trực quan và 136 cờ phướn tại các tuyến đường trước cổng trụ sở UBND quận, Lê Văn Duyệt, Nơ Trang Long, Đài tưởng niệm quận và ngã tư Phan Đăng Lưu - Lê Quang Định tại cổng các đơn vị có trụ sở đặt ngoài UBND quận (cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể, Công an, Quân sự, Thanh tra quận, Bệnh viện quận, Trung tâm y tế quận, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận, Tòa án quận, Viện kiểm sát nhân dân quận, Chi cục Thi hành án quận, Hội Doanh nghiệp quận ...) và các trụ sở Ủy ban nhân dân phường, Công an phường, Ban chỉ huy quân sự phường; Trạm y tế phường, Trường học; cổng khu phố và các tuyến đường chính của phường và tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của quận; ứng dụng Bình Thạnh trực tuyến; Bản tin Gia Định và màn hình Led tuyên truyền cổ động trước trụ sở Ủy ban nhân dân quận, nguồn vận động kinh phí xã hội hóa PBGDPL từ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.

Đây là hoạt động mang ý nghĩa tuyên truyền cổ động trực quan hưởng ứng chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Pháp luật 9/11 hằng năm của quận Bình Thạnh, áp dụng thực hiện Đề án xã hội hóa phổ biến giáo dục pháp luật từ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và cơ quan Nhà nước; đây còn là mô hình truyền thông đưa Ngày pháp luật đến với cộng đồng, để từ đó mọi tổ chức, cá nhân tập trung tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật./.

Phòng Tư pháp quận Bình Thạnh- Phòng PBGDPL

Tháng Mười Hai 19, 2022

Chiều ngày 16/12/2022, được sự chỉ đạo và ủy quyền của ông Nguyễn Bá Thành - Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quận, Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận Tân Bình đã tổ chức họp Hội đồng năm 2022 triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023. Tham dự buổi họp có ông Phạm Phú Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng cùng 22 Ủy viên Hội đồng và Thư ký.

Tại buổi họp, ông Phạm Phú Dũng đã nêu lý do và thông qua nội dung chương trình buổi họp, ông Lê Văn Ngọc, thư ký Hội động thông qua báo cáo năm 2022, qua đó cũng ghi nhận những kết quả nổi bật của các cơ quan, đơn vị ủy viên hội đồng, Ủy ban nhân dân 15 phường, đề nghị các cơ quan, đơn vị ủy viên hội đồng và Ủy ban nhân dân 15 phường tăng cường phát huy trong thời gian tới; Tiếp theo đó, ông Phạm Phú Dũng phổ biến lại nội dung về Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 1092/QĐ-HĐPH ngày 28/9/2021 của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận; thông qua nội dung về việc báo cáo kết quả chấm điểm thi đua công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời đề xuất hội đồng khen thưởng quận khen các đơn vị có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác PBGDPL năm 2022; triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2023. Phát biểu trong buổi họp, bà Lê Kim Thanh – Ủy viên Hội đồng, Phó trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch trao đổi thêm những nội dung mới liên quan đến kinh phí cấp cho Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật quận và Ủy ban nhân dân 15 phường năm 2022 và dự toán kinh phí năm 2023, các Ủy viên còn lại cũng có những ý kiến góp ý liên quan đến quy định chấm điểm thi đua, hoạt động trong lĩnh vực mình quản lý, đồng thời đề xuất tăng cường công tác phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian tới có hiệu quả hơn nữa./.

Phòng Tư pháp quận Tân Bình- Phòng PBGDPL

Tháng Hai 14, 2023

Chiều ngày 09/2/2023, đồng chí Nguyễn Trí Dũng, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật quận Gò Vấp đã chủ trì phiên họp của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật quận (Hội đồng) đánh giá, xét công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022.

Báo cáo tại cuộc họp, Trưởng phòng Tư pháp Nguyễn Thị Thu Yên - cơ quan Thường trực của Hội đồng - cho biết, trong năm 2022, Hội đồng tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và UBND 16 triển khai thực hiện Quy định về xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó chú trọng công tác tập huấn, kiểm tra, hướng dẫn khắc phục các khó khăn, vướng mắc của cơ sở…

Qua tự đánh giá, 16/16 phường đã thực hiện tốt các tiêu chí theo quy định. Các văn bản hướng dẫn, thủ tục hành chính được niêm yết công khai, kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật. Đặc biệt, công tác hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý được các phường triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao, góp phần hòa giải kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp tại khu dân cư. Trong năm 2022, 16 phường đã tổ chức 02 phiên tòa giả định với 219 lượt người tham dự; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải cho hơn 600 hòa giải viên của 189 tổ hòa giải; tiếp nhận, hòa giải thành 30/30 vụ việc, đạt tỷ lệ 100%.

Tại phiên họp, các Thành viên Hội đồng đã trao đổi, thống nhất công nhận 16/16 phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, trong đó Phường 6 và Phường 13 đạt tổng điểm 99/5 tiêu chí.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND quận, Chủ tịch Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật quận Nguyễn Trí Dũng đề nghị trong năm 2023 UBND 16 phường cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân; đề xuất những sáng kiến, giải pháp trong thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động thực thi công vụ, tăng tỷ lệ giải quyết đúng hạn các vụ việc hành chính, tư pháp ở cơ sở, tạo sự hài lòng của người dân./

 

Phòng Tư pháp quận Gò Vấp- Phòng PBGDPL

Tháng Ba 3, 2023

Tối ngày 25/02/2023, quận 11 tổ chức phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực và xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em tại địa bàn phường 5.

Tham dự có bà Trần Thị Ngọc Nữ - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chi hội trưởng Chi hội Luật sư Hội bảo vệ Quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh; ông Võ Quốc Bảo - Quận ủy viên - Phó Trưởng Ban Dân vận Quận ủy; ông Nguyễn Trường Sơn - Phó Trưởng Phòng Tư Pháp quận; bà Vũ Thị Châu - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận cùng đại diện các đơn vị và Ban quản trị chung cư Lạc Long Quân và hơn hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ, người dân và trẻ em. Người tham dự đã được nghe Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ phổ biến nhiều kiến thức pháp luật, thảo luận, hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhận thức và mạnh dạn tố giác các hành vi bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em./.

Phòng Tư pháp quận 11- Phòng PBGDPL