• Tháng Mười Hai 24, 2019

Ngày 02 tháng 12 năm 2019, Ủy ban nhân dân Thành phố  đã ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 12 năm 2019, thay thế Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2013 về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND có một số nội dung chính như sau:

1. Về đối tượng áp dụng:

a) Cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng; cơ quan, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tham gia phối hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.

b) Tô chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Thành phố theo quy định pháp luật.

2. Nguyên tắc chung:

a) Tất cả công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (trừ công trình bí mật Nhà nước; công trình an ninh, quốc phòng); mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý kiên quyết ngay từ khi mới phát sinh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

b) Việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tô chức và Nhân dân cùng tham gia giám sát.

c) Thông tin phản ánh về công trình vi phạm trật tự xây dựng đều phải được kiêm tra, xử lý theo quy định pháp luật, đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân và các thông tin có liên quan đến người cung cấp thông tin về công trình vi phạm trật tự xây dựng.

d) Việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động xây dựng là trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã. Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thanh tra, kiêm tra các công trình xây dụng lớn, đặc thù, phức tạp và thanh tra công tác quản lý trật tự xây dụng tại các huyện-quận.

đ) Cơ quan, đơn vị, tồ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật; trường họp gây thiệt hại vật chất phải bôi thường theo quy định.

3. Nguyên tắc công khai, minh bạch:

a) Giấy phép xây dựng và các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính (Biên bản, Quyêt định, Thông báo và văn bản khác) phải được niêm yêt công khai tại công trình vi phạm và tại trụ sở Ủy ban nhân dân câp xã nơi có công trình xây dựng; thời gian niêm yết đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; đông thời, các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi/giao đên tô chức/cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật.

b) Chủ đầu tư và các cá nhân, đon vị, nhà thầu tham gia hoạt độns; xây dựng có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng phải bị xử phạt vi phạm hành chính và công bố công khai hành vi vi phạm trên Trang tin thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh theo quy định pháp luật.

c) Trường hợp xử lý công trình vi phạm theo thông tin phản ánh của các tô chức hoặc cá nhân chuyên đến thì phải thông báo kết quả xử lý đến tổ chức, cá nhân cung câp thông tin đê biết và cùng tham gia giám sát.

4.  Nguyên tắc phối hợp:

a) Quan hệ phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, đúng quy định pháp luật, đảm bảo kịp thời trong quá trình kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng.

b) Các cơ quan, tô chức, cá nhân trong quá trình phối họp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, không chồng chéo, đùn đây, né tránh trách nhiệm trong hoạt động kiêm tra, xử lý vi phạm. Những vướng mẳc phát sinh trong quá trình phối họp phải được bàn bạc, thông nhât trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định và nhiệm vụ được phân công tại Quy chế này.

Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết, Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo, đê xuất Uy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

c) Đội Thanh tra địa bàn (Thanh tra Sở Xây dựng đóng trên địa bàn huyện-quận) chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Thanh tra Sở Xây dựng về tổ chức, nhân sự, chuyên môn và thực hiện công tác phối họp, tham mưu ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn phụ trách (khi có Quyết định thành lập thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc Uy ban nhân dân huyện-quận sẽ điêu chỉnh cho phù họp).

d) Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc chỉ đạo, quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật và ủy ban nhân dân thành phô vê tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.

đ) Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đôi với Đội Thanh tra địa bàn hoặc tham mưu Sở Xây dựng hướng dẫn vê chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uy ban nhân dân câp huyện, cấp xã trong công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dụng.

e) Các Sở-ban, ngành thành phố liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm tham gia phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị do pháp luật quy định và do ủy ban nhân dân thành phố phân công.

g) Các cơ quan có thâm quyên khi cấp giây phép xây dựng hoặc phê duyệt dự án có trách nhiệm gửi một bản giấy phép xây dựng (không kèm bản vẽ) hoặc quyêt định phê duyệt dự án đến các cơ quan, đơn vị gồm: Thanh tra Sở Xây dựng, Uy ban nhân dân câp huyện và Uy ban nhân dân cấp xã nơi công trình xây dựng đê có kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát hoặc theo dõi.

5. Xác định cụ thể trách nhiệm của các sở, ban ngành thành phố và các đơn vị có liên quan:

a) Trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng của sỏ Xây dựng, của Thanh tra Sở Xây dựng, của ủy ban nhân dân cấp huyện, của ủy ban nhân dân cấp xã, của Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận;

b) Trách nhiệm của cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng, của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố và Chi nhánh 24 huyện-quận, của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, của Sở Kế hoạch và Đầu tư, của Sở Tư pháp, của Sở Nôi vụ, của Sở Tài chính, của Sở Thông tin và Truyền thông, của Sở Khoa học và Công nghệ, của Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phô, của các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố,

c) Trách nhiệm của chủ đầu tư, của nhà thầu thi công xây dựng, của nhà thầu tư vấn thiết kế, của nhà thầu tư vấn giám sát,

d) Nhiệm vụ của cơ quan Công an (Công an thành phố, Công an huyện-quận, xã-phường-thị trấn)

6. Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh.

Các cơ quan Nhà nước (Ủy ban nhân dân câp xã; Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thanh tra Sở Xây dựng; Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố) có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải lập hộp thư thoại; sô điện thoại đường dây nóng; hộp thư điện tử; sô tiêp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị; đồng thời, có kê hoạch tô chức, phân công lịch trực, người trực tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng theo quy định.

Các cá nhân (Chủ tịch Úy ban nhân dân cấp xã; Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; Chủ tịch ùy ban nhân dân cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; Trưởng Ban Ọuản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; Trưởng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; Trưởng Ban Quản lý Phát triên đô thị thành phố) có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải công bô sô điện thoại cá nhân và đảm bảo liên lạc 24/24 giờ, đế kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng và chỉ đạo xử lý theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng ứng dụng Phần mềm trực tuyến đê tiêp nhận ý kiên phản ánh của người dân vê quy hoạch, đât đai và trật tự xây dựng trên địa bàn.

7. Xác định trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng của Thanh tra viên, cán bộ, công chức và nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng; của ủy ban nhân dân cấp xã; của ủy ban nhân dân câp huyện; của Thanh tra Sở Xây dựng; của Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố.

8. Xác định trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính của công chức địa chính xây dựng cấp xã; công chức Đội Thanh tra địa bàn; công chức, thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở Xây dựng; công chức thuộc Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố.

9. Xác định trách nhiệm theo dõi việc dừng thi công xây dựng công trình

10. Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, giám sát và tổ chức thi hành quyêt định xử phạt vi phạm hành chính và quyêt định cưỡng chê thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

11. Xử lý các công trình xây dựng có sự cố về chất lượng công trình; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân.

12. Chế độ thông tin, giao ban và báo cáo theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm.

13. Khen thưởng, xử lý kỷ luật.

Được đăng trong chuyên mục: Tin Tức Sự Kiện